Bí mật kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng nhất khi các doanh nghiệp làm ăn trong thương trường. Đây chính là bí quyết để tạo dựng sự thành côn của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường, ví dụ như Coca-cola, KFC, Starbuck,... Vậy thực chất bí mật kinh doanh là gì? Làm thế nào để bảo vệ bí mật kinh doanh?
Mục lục bài viết
1. Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh (hay bí mật thương mại) là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật thương mại được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật nó.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Bí mật mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Bí mật kinh doanh là một loại tài sản sở hữu trí tuệ (IPR) có giá trị cao và hữu ích. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), mọi bí mật có được trong hoạt động kinh doanh (ví dụ: phương thức bán hàng, phương thức phân phối, thông tin người dùng, chiến lược quảng cáo, danh sách nhà cung cấp và khách hàng, quy trình sản xuất, …) mà chúng có giá trị thương mại lớn đối với các doanh nghiệp và tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh đáng kể, đều có thể được coi là bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh bao gồm bí mật sản xuất, bí mật công nghiệp cũng như bí mật thương mại, bao gồm bí quyết kỹ thuật, sản phẩm mới hoặc mô hình kinh doanh, hướng dẫn vận hành kinh doanh, công thức, thông tin khách hàng và nhà cung cấp, kỹ thuật đặc biệt được sử dụng bởi một doanh nghiệp trong sự phát triển của một sản phẩm hoặc dịch vụ, sẽ đều được bảo vệ chặt chẽ bởi các chủ sở hữu của nó.
Bí mật kinh doanh trong tiếng Anh là Business Secrets.
Tuy nhiên không phải thông tin bí mật nào cũng được bảo hộ là bí mật kinh doanh. Theo Điều 84
- Sự hiểu biết: “Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được”.
- Tính quyết định: “Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó”. Điều này có thể hiểu rằng thông tin bí mật này phải mang lại sự có ích ở chỗ nâng cao vị thế hoặc tạo ưu thế cạnh tranh cho người nắm giữ thông tin.
- Tính bí mật: “Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được”. Không đương nhiên mà pháp luật quy định tính bí mật trên là một trong những điều kiện để xác định thông tin bí mật được bảo vệ là bí mật kinh doanh. Ở đây, trước khi được nhà nước bảo hộ thì chính chủ thể nắm giữ thông tin bí mật trên phải chứng minh đã sử dụng các biện pháp hợp lý và cần thiết để bảo hộ thông tin bí mật của mình.
2. Điều kiện được bảo hộ đối với bí mật kinh doanh:
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ;
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị lộ hoặc không để người khác không dễ dàng tiếp cận được.
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật thương mại:
- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Theo khoản 23, điều 4 Luật SHTT năm 2005, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Từ định nghĩa của quy phạm này, ta có thể hiểu rộng hơn như sau:
Bí mật kinh doanh là một thông tin bất kỳ nào đó mà:
(1) Nhìn chung không được biết đến trong cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực tương tự, có liên quan hoặc với công chúng, cộng đồng người tiêu dùng;
(2) Tạo ra những lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu nó khi sở hữu trong tay nhóm thông tin này. Lợi ích đó phải xuất phát từ việc thông tin đó nói chung không được biết, chứ không chỉ bởi giá trị của thông tin đó;
(3) Cần có những nỗ lực cần thiết để duy trì bí mật này;
(4) Bí mật kinh doanh có tính thông tin được thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình, cụ thể như tài liệu, giấy tờ chứa đựng thông tin, mô hình, mẫu vật… Những thông tin được coi là bí mật kinh doanh cần phải mang đến cho những người có khả năng tiếp cận nó những nhận thức, những sự hiểu biết nhất định về một sự vật, một hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan;
(5) Bí mật kinh doanh là những thông tin có tính năng sử dụng thực tế, phải tạo ra sản phẩm về mặt vật chất là những sản phẩm hoặc dịch vụ là đối tượng trực tiếp trong quá trình sản xuất.
3. Các cách bảo vệ bí mật kinh doanh:
Thứ nhất, đăng ký sáng chế: Do hiện nay vẫn chưa có quy định đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với bí mật kinh doanh nên chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể thực hiện việc bảo vệ bí mật kinh doanh là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, dưới bằng sáng chế. Tuy nhiên, khi bí mật kinh doanh này được đăng ký dưới là đối tượng sáng chế thì việc bảo hộ phải tuân theo các quy định về bảo hộ sáng chế .
Thứ hai, tự bảo vệ: Do không phải đối tượng nào thuộc bí mật kinh doanh cũng có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế và việc bảo hộ dưới bằng sáng chế cũng có những hạn chế nhất định, do vậy việc lưu giữ các bí mật kinh doanh bằng các cách thức do mình đặt ra cũng được nhiều tập đoàn lớn áp dụng.
Theo đó, tại Điều 198,
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra
Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình; chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm; hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện pháp xử lý như phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện, khoản lợi nhuận có được do thực hiện hành vi phạm… hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
4. Những chiến lược của doanh nghiệp trong bảo hộ bí mật kinh doanh:
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:
– Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp cận thông tin…
– Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…
– Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra vi phạm…
– Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải biết thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần bảo mật…
– Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thông đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin.
– Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên
– Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…
– Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào của khách; tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…
– Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu cần phải biết…
– Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…
Kết luận: Khi lựa chọn phương thức bảo hộ cho một sản phẩm trí tuệ, các doanh nghiệp cần xác định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Đối với đối tượng có khả năng bị tìm ra khi áp dụng công nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ công khai với danh nghĩa là sáng chế / giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, hoặc kiểu dáng công nghiệp. Với các đối tượng còn lại, xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng bí mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo vệ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.