Hộ chiếu là một trong những giấy tờ tùy thân hết sức quan trọng của công dân khi đi ra nước ngoài. Vậy bị mất hộ chiếu ở nước ngoài có về Việt Nam được không? Cùm tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bị mất hộ chiếu ở nước ngoài có về Việt Nam được không?
1.1. Hộ chiếu là gì?
Khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh năm 2019 quy định hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trong các giao dịch, thủ tục hành chính, hộ chiếu được coi là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng bên cạnh những loại giấy tờ khác như căn cước công dân. Nếu không có Căn cước công dân có thể sử dụng hộ chiếu thay thế.
1.2. Bị mất hộ chiếu ở nước ngoài có về Việt Nam được không?
Hộ chiếu là loại giấy tờ thông hành, có giá trị vô cùng quan trọng mỗi người cần phải luôn giữ bên mình khi bạn ra nước ngoài, bởi lẽ chỉ khi có hộ chiếu bạn mới có đầy đủ tư cách để nhập cảnh vào một quốc gia khác, cũng như được trở về Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ đã quá quen thuộc đối với những người Việt Nam hay đi nước ngoài với mục đích học tập, du lịch, làm việc. Nếu bị mất giấy tờ thì việc trở lại Việt Nam sẽ phát sinh thêm nhiều thủ tục, và việc trở lại Việt Nam cũng hết sức khó khăn.
Căn cứ vào Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh quy định về các đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn bao gồm những đối tượng đó là:
+ Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông và đang có ý định quay trở về nước
+ Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu.
+ Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế
+ Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh
Như vậy, trường hợp công dân Việt Nam ra nước bị mất hộ chiếu phổ thông và có ý định về nước ngay thì vẫn sẽ được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn.
Tuy nhiên để làm đúng theo trình tự thì bạn cần lưu ý là khi bị mất hộ chiếu thì phải
Như vậy, khi bị mất hộ chiếu bạn vẫn có thể quay về Việt Nam, bạn cần đến đại sứ quán Việt Nam ở nước đang cư trú để xin cấp lại hộ chiếu.
2. Cần làm gì khi bị mất hộ chiếu ở nước ngoài?
Những việc bạn cần làm khi bị mất hộ chiếu ở nước ngoài đó là:
– Báo mất hộ chiếu với cảnh sát và xin xác nhận:
Khi bị mất hộ chiếu bạn cần báo cáo với cảnh sát địa phương càng sớm càng tốt để xin giấy xác nhận. Điều này giúp bạn dễ dàng được cấp lại hộ chiếu một cách nhanh nhất.
– Liên hệ Đại sứ quán Việt Nam ở khu vực gần nhất để xin cấp hộ chiếu tạm thời
Ngay sau khi có giấy xác nhận về việc mất hộ chiếu, bạn tới Đại sứ quán Việt Nam ở khu vực gần nhất để được hướng dẫn làm thủ tục xin cấp hộ chiếu tạm thời.
Một số thủ tục khi báo mất hộ chiếu:
– Tải và điền đầy đủ thông tin vào Đơn trình báo mất hộ chiếu theo Mẫu Hộ chiếu (theo mẫu), và gửi email tới Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam nơi công dân đang có mặt, kèm theo 02 ảnh cỡ 4×6 cm, nộp kèm bản chụp giấy xác nhận mất hộ chiếu của cảnh sát sở tại. Chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan đến nhân thân như bản sao hộ chiếu cũ, bản sao/bản gốc căn cước công dân, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu…)
– Tải và điền vào tờ khai cấp hộ chiếu thay thế (mẫu TK02 2022)
– Nội dung đơn trình báo mất hộ chiếu sẽ được nhập vào dữ liệu của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Sau đó sẽ có thông báo hủy giá trị sử dụng quyển hộ chiếu đó tới hầu hết các nước. Hộ chiếu báo mất sau khi đã được thông báo hủy giá trị sử dụng sẽ không còn giá trị. Nếu tìm thấy hộ chiếu cũ thì cũng không thể sử dụng. Nếu muốn ra nước ngoài, bạn buộc phải xin cấp hộ chiếu mới.
– Trực tiếp có mặt tại Cơ quan Đại diện để nộp các giấy tờ trên và làm thủ tục
– Thời gian Cơ quan Đại diện Việt Nam xét cấp lại hộ chiếu hoặc Giấy thông hành:
+ Nếu bạn cung cấp đầy đủ các giấy chứng minh quốc tịch Việt Nam như căn cước công dân bản gốc, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu (hoặc bản sao công chứng); bằng chứng nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, tờ khai nhập cảnh) trong vòng 2 ngày làm việc sẽ được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn để công dân tiếp tục hành trình đi nước khác hoặc về nước.
+ Nếu bạn không cung cấp được bất kỳ giấy tờ nào khác và không thuộc đối tượng nêu trên, Cơ quan đại diện Việt Nam sẽ làm thủ tục hành xác minh thông tin nhân thân của bạn với Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trong vòng 05 ngày làm việc chờ kết quả xác minh từ cơ quan có thẩm quyền trong nước, bạn sẽ được xem xét cấp hộ chiếu thay thế hoặc hộ chiếu theo thủ tục rút gọn.
– Những lưu ý khi làm mất hộ chiếu ở nước ngoài
+ Nếu bị mất hộ chiếu tại đất nước không có văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam thì sẽ ủy quyền cho văn phòng Đại sứ quán của Việt Nam đặt tại nước lân cận.
+ Cần lưu ý khi hộ chiếu bị mất và đã được thông báo hủy sẽ không còn giá trị.
+ Khi du lịch nước ngoài, để đề phòng rủi ro mất hộ chiếu bạn nên photo hộ chiếu thành nhiều bản và cất ở những nơi khác nhau
+ Nếu bạn không mang đầy đủ các giấy tờ chứng minh là công dân Việt Nam thì cần liên hệ ngay về với gia đình để được hỗ trợ
+ Việc đi ra nước ngoài mất hộ chiếu là một điều có thể xảy ra, vậy nên trước khi khởi hành bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ nhân thân như bản sao hộ chiếu cũ, bản sao/bản gốc căn cước công dân, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu để sử dụng khi cần thiết.
Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Nên muốn có hộ chiếu sử dụng trong những lần du lịch tiếp theo bắt buộc phải làm hộ chiếu. Lệ phí cấp lại do bị hỏng bị mất là 400 nghìn đồng.
3. Thủ tục xin cấp hộ chiếu:
– Hình thức làm trực tiếp:
+ Xin cấp hộ chiếu lần đầu:
Căn cứ quy định tại khoản 3, 4 Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh:
Nơi nộp hồ sơ:
– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú/ tạm trú
– Nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
+ Người xin cấp có
+ Người xin cấp có xác nhận về việc thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết
+ Người xin cấp có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu
+ Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định
+ Xin cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi:
Theo khoản 5 Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh thì nơi nộp hồ sơ xin cấp là:
+ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận tiện cho người cấp
+ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Khoản 2 Điều 15 Luật Xuất nhập cảnh quy định hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu
– Ảnh chân dung 4 * 6
– Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh với người dưới 14 tuổi.
– Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu nếu bị mất hộ chiếu thì phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền.
– Bản chụp Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất
– Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người người dưới 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Hình thức làm hộ chiếu online
+ Làm hộ chiếu online qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an mà không cần đến trực tiếp cơ quan xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ.
Các bước tiến hành như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ: hồ sơ tương tự như khi làm trực tiếp
– Đăng nhập Cổng dịch vụ công Bộ Công an
– Tìm kiếm dịch vụ cấp hộ chiếu để nộp hồ sơ
– Điền đầy đủ thông tin và tải hồ sơ theo hướng dẫn
– Thanh toán lệ phí trực tuyến
– Chờ và nhận kết quả
Văn bản sử dụng trong bài viết:
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019