Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Một trong những vấn đề đáng chú ý trong hoạt động điều tra hình sự là việc giữ bí mật điều tra.
Mục lục bài viết
1. Bí mật điều tra là gì?
Hoạt động điều tra có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên thực tế có nhiều trường hợp cần giữ bí mật điều tra, người tham gia tố tụng được yêu cầu không tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này bắt buộc được ghi vào biên bản
2. Quy định về không được tiết lộ bí mật điều tra:
Căn cứ pháp lý: Điều 177 BLTTHS 2015
BLTTHS 2015 quy định về bảo mật điều tra như sau:
“Điều 177. Không được tiết lộ bí mật điều tra
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”
Trách nhiệm giữ bí mật điều tra: Giữ bí mật về điều tra là trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng và người chứng kiến.
Điều tra viên
Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:
– Điều tra viên sơ cấp
– Điều tra viên trung cấp
– Điều tra viên cao cấp
Kiểm sát viên
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên: Kiểm sát viên là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có trình độ cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát; có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định và có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo quy định tại Chương IV của
Người chứng kiến
Người chứng kiến là người tham gia tố tụng hình sự được quy định cụ thể tại BLTTHS 2015. Khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự với tư cách người chứng kiến, người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 128/2017/NĐ-CP
Bên cạnh đó Nghị định 128/2017/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2018 cũng gián tiếp đề cập đến công tac bí mật trong tố tụng hình sự, cụ thể là về việc bảo mật đối với những báo cáo vụ án hình sự, cụ thể:
” Điều 11. Bảo mật
1. Báo cáo về điều tra hình sự phải được phân loại, xác định và đóng dấu độ mật đúng quy định và chỉ gửi đến nơi nhận đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nội dung trao đổi tình hình, công tác về điều tra hình sự giữa các bộ, ngành quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật.
3. Việc gửi báo cáo theo các phương thức đã quy định tại khoản 2 Điều 4 phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Nghiêm cấm việc tiết lộ thông tin, trao đổi, cung cấp thông tin trong báo cáo về điều tra hình sự cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm.”
Căn cứ pháp lý: Luật tổ cức các cơ quan điều tra hình sự 2015
Ngoài ra, việc không được tiết lộ bí mật điều tra cũng được quy định tại Điều 14 Luật tổ cức các cơ quan điều tra hình sự 2015 với nội dung như sau:
“Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.”
Báo cáo về điều tra vụ án hình sự phải được hoàn toàn bảo mật.
Như vậy, việc tiết lộ bí mật điều tra vụ án là một trong số những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
3. Những trường hợp phải giữ bí mật trong điều tra:
Giữ bí mật trong điều tra vụ án hình sự đối với bí mật nhà nước
“Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước do tính chất quan trọng của nội dung tin, được chia làm 2 mức độ: tối mật và mật.
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
Kế hoạch xét xử, văn bản xin ý kiến, trao đổi của
Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
– Kế hoạch, nội dung phối hợp công tác liên ngành về đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, tội phạm mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chưa công khai.
– Quan điểm, ý kiến của cá nhân thành viên Hội đồng xét xử của các cấp Tòa án khi nghị án; kết luận của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán
– Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, định hướng lớn liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân chưa công khai.
– Báo cáo của Tòa án nhân dân về việc chưa thi hành án tử hình phục vụ yêu cầu điều tra mở rộng vụ án và yêu cầu đối ngoại.
– Báo cáo về các vụ án được xét xử kín trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước.
– Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi áp dụng quy định tại Điều 177
– Bí mật Nhà nước trong lĩnh vực điều tra của Bộ Công an gồm những thông tin về điều tra vụ án hình sự, từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi có kết luận điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân.
– Bí mật nhà nước trong lĩnh vực điều tra của ngành Kiểm sát gồm những thông tin về tình hình và kết quả kiểm sát điều tra; hồ sơ, tài liệu các vụ án do ngành kiểm sát xác lập đang trong quá trình kiểm sát điều tra; lệnh bắt giữ, khám xét, quyết định trả tự do, trả vật chứng tạm giữ khi chưa thi hành…
– Bí mật nhà nước trong lĩnh vực điều tra của Bộ Quốc phòng gồm thông tin về những hồ sơ vụ án hình sự, xác minh vụ việc trong Quân đội có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước.
– Ngoài ra,còn những thông tin, tài liệu khác về hoạt động điều tra, những thông tin khác về bí mật công tác và bí mật công tác quân sự,nếu tiết lộ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra vụ án, tạo điều kiện cho kẻ phạm tội lẩn trốn, đối phó lại công tác điều tra hoặc sẽ gây thiệt hại cho nhà nước… cũng cần giữ bí mật.
– Thời gian giữ bí mật trong hoạt động tố tụng hình sự: Việc giữ bí mật điều tra phải được thực hiện trước, trong và sau khi tiến hành các hoạt động điều tra. Việc
4. Hậu quả pháp lý khi tiết lộ bí mật điều tra:
Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, người chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong số các tội danh sau đây:
– Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước ( Điều 337)
– Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật Nhà nước (Điều 33)
– Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361)
– Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (362)
– Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự (Điều 404, 405)
– Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự ( Điều 406, 407)
Căn cứ pháp lý: