Như một thế giới thu nhỏ, facebook trở thành tính năng tương tác trực tiếp đối với mỗi người. Hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo qua Facebook. Cần làm gì khi bị lừa đảo trên mạng xã hội? Khi bị lừa tiền qua Facebook khởi kiện có đòi lại được không?
Mục lục bài viết
1. Bị lừa tiền qua Facebook khởi kiện có đòi lại được không?
1.1. Khởi kiện dân sự khi bị lừa đảo qua facebook:
Hiện nay, hành vi lừa đảo trên mạng xã hội diễn ra rất phổ biến với nhiều hình thức khác nhau cụ thể như: hack nick facebook cá nhân để nhắn tin người thân mượn tiền, yêu cầu chuyển khoản, hoặc bán hàng yêu cầu người mua chuyển tiền mà không giao hàng, hành vi thông báo trúng thưởng yêu cầu người trúng thưởng chuyển tiền thuế để nhận thưởng. Do đó, người dùng cần cảnh giác và cẩn thận khi dùng facebook, đặc biệt là trong việc mua bán, nhận thưởng trên mạng xã hội. Nếu không may bị lừa đảo trên mạng xã hội thì có thể khởi kiện dân sự lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc có thể tố cáo hành vi lừa đảo của người đó với Cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Dựa vào quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Hồ sơ khởi kiện để yêu cầu đòi lại tiền, tài sản bao gồm:
– Đơn khởi kiện đòi lại tiền khi bị lừa
– Các giấy tờkhác liên quan đến vụ kiện. Ví dụ các hóa đơn giấy tờ chuyển tiền, tin nhắn, đoạn chat khi thực hiện mua bán hàng hóa, yêu cầu chuyển tiền trên facebook.
– Trường hợp là cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Trường hợp là pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động của công ty,
– Bản kê những giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Trường hợp sử dụng các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
2.2. Khởi kiện hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Ngoài ra, hành vi lừa đảo trên mạng có dấu hiệu cấu thành tội phạm Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Căn cứ tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào thực hiện lừa đảo bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Người nào đã bị kết án về tội này hoặc về một tội khác trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội;
+ Tài sản lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây :
– Phạm tội có tổ chức;
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
– Thự chiện chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Thực hiện tội phạm tái phạm nguy hiểm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng những thủ đoạn xảo quyệt để thực hiện hành;
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Luật Hình sự.
Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năn đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì:
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Các thủ đoạn lừa tiền trên facebook:
Thực hiện lừa đảo bằng thủ đoạn gửi tin nhắn trúng thưởng:
– Các đối tượng lừa đảo sử dụng tài khoản ảo, mạo danh gửi tin nhắn trúng thưởng với những nội dung soạn sẵn có tính chất lừa đảo, kích thích người đọc để lôi kéo người đọc chú ý đến chương trình lừa đảo của mình chẳng hạn: Chúc mừng tài khoản Facebook T đã là người may mắn nhận được giải thưởng từ tuần lễ tri ân trên website, kèm mã số trúng thưởng và giải thưởng là một chiếc xe máy Honda SH; 100 triệu đồng tiền mặt.
– Sau đó, trường hợp người dùng muốn nhận được giải thưởng trên thì cần thực hiện theo các bước hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản ABC tiền VAT, tiền phí lấy CODE.
Hình thức lừa đảo bằng tin nhắn vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại:
– Người dùng Facebook phải thật sự cảnh giác trước những tin nhắn có nội dung như trên bởi đó có thể là thủ đoạn của kẻ gian.
– Đầu tiên, kẻ gian dùng thủ đoạn nhằm lấy được mật khẩu Facebook như: Tiến hành lập trang web giả có giao diện giống Facebook, sau đó hướng dẫn người dùng đăng nhập Và sau khi có tài khoản thì kẻ gian sử dụng tài khoản người dùng đó mạo danh nhắn tin nhờ mua thẻ điện thoại; nhờ chuyển tiền.
Thực hiện thủ đoạn đội lốt bán hàng trực tuyến:
– Thực hiện lừa đảo dưới hình thức bán hàng, đây có lẽ được xem là một hoạt động khá phổ biến được diễn ra trên mạng xã hội Facebook.
– Người bán hàng, chào mời mua hàng trực tuyến, sau khi người mua chấp nhận mua hàng thì yêu cầu người mua chuyển tiền trước sau đó mới chuyển hàng. Nhưng thật chất, người bán không giao hàng, thậm chí cắt đứt các phương thức liên lạc dù đã nhận đủ tiền từ người mua.
Thực hiện thủ đoạn yêu cầu chuyển tiền cho người dùng:
– Có thể nói, đây là thủ đoạn mới, vô cùng tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền qua Facebook. Kẻ gian sử dụng tài khoản mạo danh bạn bè hoặc người thân, nhắn tin yêu cầu người dùng cung cấp số tài khoản ngân hàng với mục đích: Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, cần thông qua tài khoản ngân hàng của người dùng.
– Vì cứ nghĩ là người quen của mình nên người dùng dễ dàng cung cấp thông tin được yêu cầu. Ngay sau khi cung cấp tài khoản ngân hàng, người dùng sẽ nhận được các mã OTP gửi từ ngân hàng về điện thoại. Sau đó, kẻ gian tiếp tục yêu cầu các mã OTP được gửi lần lượt. Khi cung cấp các mã OTP, đồng nghĩa với việc để kẻ gian chuyển đi toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng mà không hề hay biết.
– Mọi người đều có thể trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội nếu bất cẩn. Tuy nhiên, đối tượng lừa đảo thường xuất phát từ tâm lý “nhẹ dạ, cả tin” những nhóm sau có nguy cơ cao hơn cả:
3. Người dễ trở thành nạn nhân bị lừa đảo trên facebook:
– Kẻ gian thường lợi dụng những đối tượng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên facebook như:
+ Người lớn tuổi, có lẽ đây là nhóm có nguy cơ trở thành nạn nhân bị lừa đảo trên mạng xã hội cao nhất và nhiều nhất. Bởi do tâm lý cả tin, hay đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ;
+ Người trẻ tuổi, Đối tượng thường nhắm tới với nhóm tuổi mới sử dụng mạng xã hội, đang còn rất nhỏ tuôi và cũng như chưa có nhiều suy nghĩ cảnh giác, dễ bị cám dỗ trước các đề nghị vật chất;
+ Người sinh sống tại nước ngoài và người thân có người nhà sinh sống tại nước ngoài. Đối tượng hướng tới những nhóm người này bởi nhóm người này dễ bị lừa đảo dưới hình thức nhờ mua hàng, lừa vay tiền, lừa “nhận tiền”;
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.