Hiện nay xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo bán hàng giả qua mạng. Vậy thì khi bị lừa mua hàng giả qua mạng phải giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bị lừa khi mua hàng giả qua mạng phải giải quyết thế nào?
Hiện nay các đối tượng lừa đảo thường lạm dụng thông tin trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, ngày càng bùng nổ xu hướng mua hàng qua mạng xã hội vì thế nhiều người dân hiện nay đã “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo trong quá trình mua sắm online. nếu không may gặp phải tình huống lừa đảo khi mua bán hàng qua mạng xã hội, người tiêu dùng đã đặt ra nhu cầu được đòi lại quyền lợi chính đáng của mình. Tùy vào từng trường hợp và hậu quả xảy ra trên thực tế mà các đối tượng lừa đảo có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy thì khi bị lừa đảo mua hàng giả qua mạng xã hội thì có thể giải quyết theo một số phương thức sau:
Thứ nhất, làm đơn tố giác và trình báo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự thì có thể thực hiện một số bước sau đây để tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Soạn đơn tố giác để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thấy có dấu hiệu phạm tội. Căn cứ theo quy định tại Điều 144 của
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tội phạm và lập biên bản tiếp nhận;
– Sau quá trình tiếp nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác minh hồ sơ và chuyển tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;
– Lập biên bản tiếp nhận và lấy lời khai ban đầu đối với các chủ thể đi tố giác.
Thứ hai, bị lừa khi mua hàng giả qua mạng thì có thể tiến hành hoạt động khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của
– Cá nhân chuẩn bị đơn khởi kiện và soạn đơn khởi kiện bao gồm một số nội dung cơ bản như: Ngày tháng năm làm đơn khởi kiện, tòa án nhận đơn khởi kiện, thông tin cơ bản của nguyên đơn và thông tin cơ bản của bị đơn, số điện thoại và địa chỉ liên hệ …;
– Nộp đơn khởi kiện tại
+ Nộp đơn trực tiếp;
+ Nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng, các chủ thể trong trường hợp này có thể lựa chọn, làm đơn tố giác tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Quy định pháp luật về quyền lợi của khách hàng bị lừa đảo:
Hiện nay pháp luật cũng có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong quá trình mua hàng, đặc biệt là khi khách hàng gặp phải tình trạng lừa đảo. Căn cứ theo quy định tại Điều 164 của
– Chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật và chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ có quyền được tự bảo vệ hoặc được pháp luật bảo vệ, ngăn chặn bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào có hành vi xâm phạm đến quyền của mình bằng nhiều biện pháp khác nhau không trái với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– Các đối tượng được xác định là chủ sở hữu hợp pháp và chúng ta có những quyền khác đối với tài sản sẽ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án và các cơ quan chức năng khác buộc người có hành vi vi phạm xâm hại trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của mình phải hoàn trả lại tài sản và chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, thực hiện hoạt động bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, khi tiến hành các giao dịch dân sự mua bán thông qua mạng xã hội, người mua bị lừa thì sẽ có quyền yêu cầu hoàn trả lại số tiền đã thanh toán và bồi thường thiệt hại theo quy định của
3. Xử lý hành vi lừa đảo khi bán hàng giả qua mạng:
3.1. Mức xử phạt đối với hành vi lừa đảo khi bán hàng giả qua mạng:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi lừa đảo khi bán hàng qua mạng xã hội. Theo đó thì các chủ thể có hành vi lừa đảo thông qua không gian mạng tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt ở mức tiền sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối trái quy định của pháp luật hoặc thực hiện hành vi bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc đến thời điểm phải hoàn trả lại tài sản đó thông qua các giao dịch dân sự, như vay, mượn hoặc thuê tài sản … hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có đầy đủ điều kiện và có đầy đủ khả năng để hoàn trả nhưng cố tình không trả;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc tạo ra hoàn cảnh khách quan để buộc người khác phải đưa tài sản của họ cho mình, hoặc sử dụng thủ đoạn gian dối và lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua bán nhà đất hoặc các tài sản khác trái quy định của pháp luật.
Ngoài hình thức xử phạt nêu trên thì hành vi lừa đảo thông qua không gian mạng còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Cơ quan điều tra và cơ quan xét xử còn có thể tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, bên cạnh đó chủ thể vi phạm còn phải nộp lại số tài sản bất hợp pháp có được từ hành vi lừa đảo.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi lừa đảo khi bán hàng giả qua mạng:
Các chủ thể khi có hành vi lừa đảo qua quá trình bán hàng giả thông qua mạng xã hội hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 174 của
Theo đó thì điều luật này hiện nay đang quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. khung hình phạt cơ bản hiện nay có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. khung hình phạt tăng nặng có mức phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra thì khung hình phạt bổ sung được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề, hoặc cấm làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần / toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
–
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.