Nghĩa vụ quân sự là gì? Công dân bị loạn thị và cận thị có được đi nghĩa vụ quân sự không? Các chế độ mà người thực hiện nghĩa vụ quân sự được hưởng?
Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân, công dân khi đến độ tuổi quy định sẽ phải đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự khi có giấy gọi. Công dân đáp ứng đủ các điều kiện luật định sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự, những công dân không đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ không được thực hiện nghĩa vụ, các điều kiện này là các điều kiện về sức khỏe của công dân. Vậy công dân bị loạn thị và cận thị có được đi nghĩa vụ quân sự không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo Điều 4
– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Mỗi công dân Việt Nam đều phải có nghĩa vụ với đất nước đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là thực hiện nghĩa vụ đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ thành quả cách mạng mà thế hệ đi trước đã giành được.
– Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. Khi công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì theo quy định thời gian phục vụ trong các lực lượng này của công dân vẫn được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ do công dân đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình phục vụ các lực lượng này.
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
+ Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
+ Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
+ Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Đối với công dân không tham gia đi nghĩa vụ quân sự tức phục vụ tại ngũ trong thời gian 24 tháng trong Quân đội nhân dân thì sẽ vẫn được coi là hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình nếu công dân đã có thời gian thực hiện nghĩa vụ tương đương. Chẳng hạn công dân là dân quân tự về đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; công dân đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân; công dân có thể được coi là hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ nếu đã có thời gian thực hiện nghĩa vụ tương đương.
2. Công dân bị loạn thị và cận thị có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thì tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm tiêu chuẩn về tuổi đời, tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn sức khỏe, và tiêu chuẩn văn hóa. Trong đó các vấn đề về mắt như loạn thị và cận thị thuộc tiêu chuẩn sức khỏe, cụ thể như sau:
“3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.”
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 4 Điều 9
“4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.”
Như vậy, nếu công dân bị cận từ -1,5D đến dưới -3D sẽ bị điểm 3, công dân sẽ thuộc sức khỏe loại 3 do “Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3” và theo quy định thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ). Do đó nếu công dân bị loạn thị và cận thị từ 1,5 điop trở lên thì sẽ không đạt tiêu chuẩn để có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Các chế độ mà người thực hiện nghĩa vụ quân sự được hưởng?
Các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân được quy định tại Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:
– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ sẽ được hưởng các chính sách về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật; chế độ phép, chế độ phụ cấp, chế độ khen thưởng, chế độ ưu đã khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế; được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
– Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ: Thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ bao gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm; thân nhân là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độn về phụ cấp tàu xe cũng như được được tiếp nhận vào học ở các trường mà trước đó đã bảo lưu kết quả, được trợ cấp tạo việc làm hoặc được nhận lại làm việc tại các cơ quan cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm đối với Nhà nước để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế. Công dân có đủ các điều kiện sẽ phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên đối với những công dân không đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe như bị loạn thị, cận thị (trên 1,5 diop) sẽ không thể tham gia nghĩa vụ quân sự.