Thực hiện nghĩa vụ quân sự là niềm vinh dự cũng như là nghĩa vụ của công dân với đất nước với dân tộc nên hàng năm cá nhân nếu đủ điều kiện được quy định sẽ tham gia nhập ngũ. Vậy công dân bị gọi nhập ngũ mà trốn đi xuất khẩu lao động có bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Những ai bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự?
Công dân Việt Nam để có thể đi nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo những điều kiện nhất định được ghi nhận tại nội dung của Chương IV Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự, theo đó:
– Cá nhân phải đảm bảo về độ tuổi: Đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; trong trường hợp công dân có bằng cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ kéo dài hơn 2 năm là từ đủ 18 – 27 tuổi;
– Liên quan đến thông tin về lý lịch cũng phải rõ ràng;
– Trong suốt thời gian sinh sống luôn thể hiện chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đề ra;
– Khi thực hiện nghĩa vụ thì đảm bảo về sức khỏe để thực hiện phục vụ tại ngũ đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TT-BYT-BQP: Công dân phải đẩm bảo tình trạng sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3, nếu công dân cận thị từ 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, HIV, AIDS sẽ không đạt tiêu chuẩn để được gọi nhập ngũ;
– Liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện: Phải đảm bảo có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Đối với trường hợp các tỉnh có khó khăn, không có đủ chỉ tiêu giao quân thì có thể xem xét lấy công dân có trình độ từ lớp 7; Đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đặc biệt khó khăn thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên;
Như vậy, để được đi nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc công dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên trừ trường hợp được miễn nghĩa vụ sẽ được trình bày ở những nội dung sau của bài viết này.
2. Bị gọi nhập ngũ mà trốn đi xuất khẩu lao động có bị xử phạt?
2.1. Xử lý vi phạm hành chính:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là sự tham gia, đóng góp một phần sức kuwcj của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc. Vì vậy, mỗi thanh niên khi đi nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ vừa là niềm vinh dự cũng vừa là nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân với đất nước. Tuy nhiên, hàng năm dịp tổ chức nhập ngũ vẫn có những trường hợp trốn tránh thực hiện nghĩa vụ này thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó kể đến trường hợp gọi nhập ngũ nhưng cố tình trốn đi xuất khẩu lao động. Hành vi này được xác định trái pháp luật nên sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt. Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy định về nhập ngũ 2023 sẽ bị phạt hành chính với mức sau đây:
– Khi nhận được thông báo có mặt để thực hiện khám sức khỏe nhưng cá nhân không tuân thủ nội dung thông báo có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung đã được ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, trong trường hợp này cũng không có lý do chính đáng thì mức phạt tiền được áp dung là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng;
– Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi Điều 7
+ Đối với trường hợp cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo lệnh hội nhập ngũ nhưng sau khi đã nhận được kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đã đủ điều kiện nhập ngũ nhưng tiền hành trốn tránh hoặc có hành vi gian dối thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng;
+ Đối với trường hợp đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng cá nhân lại không thực hiện chấp hành lệnh gọi này thì có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng trừ trường hợp được quy định tại khoản 1, Khoản 2 Điều 7
Như vậy, sau khi bị xử phạt hành chính nếu công dân không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nghiệp vụ có thể sẽ bị xử lý với mức xử phạt nặng hơn đó là truy cứu trách nhiệm hình sự
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự:
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là một trong những tội danh đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 các nội dung được ghi nhận trong Điều 332 của bộ luật này.
Theo đó, nếu một cá nhân nào không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật trong việc đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ lệnh gọi tập trung, huấn luyện đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã từng bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn còn có sự vi phạm thì mức xử phạt có thể là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc tùy theo mức độ hành vi vi phạm được đánh giá là nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm;
Trong một số trường hợp nhất định thì mức phạt tù có thể lên đến 1 năm đến 5 năm, có thể kể đến như: Công dân nhằm để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự mà tự gây thương tích cho mình hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Hành vi trốn tránh này được diễn ra trong thời chiến khi mà đất nước đang rất cần một lực lượng quân nhân bảo vệ đất nước; Không chỉ có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự mà cá nhân này còn có hành động lôi kéo người khác phạm tội cùng.
Như vậy cá nhân có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì có thể bị áp dụng mức hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù. Với các quy định nêu trên, đối với trường hợp bị gọi nhập ngũ mà trốn đi xuất khẩu lao động thì có thể bị xử phạt hành chính tùy theo hành vi vi phạm đã được quy định, ngoài ra với mức độ được xác định là nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến là 5 năm tù. Thậm chí cá nhân này sẽ vẫn phải buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đó là chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
3. Đã đi xuất khẩu lao động thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Cá nhân đang đi xuất khẩu lao động thì khi đến thời điểm có lệnh gọi đi nhập ngũ đương nhiên sẽ không có mặt tại địa phương để thực hiện nghĩa vụ của mình. Để xác định được trường hợp này liệu có được tạm hoãn gọi nhập ngũ hay không thì bạn đọc có thể tìm hiểu các nội dung được ghi nhận trong khoản 1 Điều 41 Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự được bổ sung bởi điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật dân quân tự vệ 2019 trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:
– Công dân nếu xét đến về sức khỏe nhưng không đảm bảo sức khỏe để phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng Giám định sức khỏe sau khi đã tham gia việc khám xét sơ bộ tại địa phương;
– Khi gọi công dân đi nhập ngũ cũng phải xem xét đến hoàn cảnh gia đình của người này nếu nhận thấy người này là lao động duy nhất trong nhà, đang trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân và những người thân nhân không có khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong đời sống thường nhật nếu gia đình đang bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tác động từ tai nạn, thiên tai, dịch bệnh, nguy hiểm gây ra đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về vấn đề này thì sẽ được tạm hoãn hội nhập ngũ trong trường hợp này;
– Nếu đây là con một của bệnh binh hoặc người những chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Đối với trường hợp có anh, chị, em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ hoặc Hạ sĩ quan chiến sĩ đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
– Cá nhân nằm trong diễn di dân, giãn dân trong ba năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện việc quyết định;
– Với một số cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo đúng quy định của pháp luật;
– Ngoài ra, nếu còn đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông hoặc đang tham gia vào các chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của trình độ đào tạo;
– Cá nhân là dân quân thường trực…
Đối chiếu với các trường hợp ghi nhận được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì cá nhân mặc dù đang đi xuất khẩu lao động vẫn phải thực hiện trách nhiệm này đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2019 Luật Nghĩa vụ quân sự.