Trại giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc và có chức năng răn đe cũng như dạy văn hóa, dạy nghề cho những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy trường hợp bị giáo dục tại trại giáo dưỡng có bị coi là có tiền án không?
Mục lục bài viết
1. Bị giáo dục tại trại giáo dưỡng có bị coi là có tiền án không?
Đưa vào trường giáo dưỡng được coi là một trong những biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng cho đối tượng có độ tuổi từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và có hành vi vi phạm pháp luật tuy nhiên chưa đến mức xử lý hình sự.
Căn cứ Điều 107
(1) Trường hợp người dưới 18 tuổi bị kết án sẽ được coi là không có án tích nếu như thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp theo quy định gồm có: Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
(2) Trường hợp người ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích khi thuộc trường hợp từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn như dưới đây:
+ Trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo: 06 tháng.
+ Trường hợp bị phạt tù đến 05 năm: 01 năm.
+ Trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm: 02 năm.
+ Trường hợp bị phạt tù trên 15 năm: 03 năm.
Do vậy, theo quy định trên thì đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì sẽ không được xem là có án tích, tức là tiền án.
2. Trường hợp nào áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Căn cứ Điều 91 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm theo quy định với mục đích nhằm để răn đe và giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường. Thời hạn áp dụng biện pháp này là từ 06 tháng đến 24 tháng. Cụ thể các hành vi vi phạm như sau:
- Với đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi: thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặt biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Với đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Với đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: thực hiện hành vi vi phạm theo quy định và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể là:
+ Thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
+ Đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
- Đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: thực hiện hành vi vi phạm nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể hành vi đó là: đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
Lưu ý: sẽ không được áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng là:
+ Đối tượng là người không có năng lực trách nhiệm hành chính.
+ Đối tượng là người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
+ Đối tượng là phụ nữa hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
3. Hồ sơ, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Theo quy định tại Điều 99 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính thì việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm có:
(1) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm và có nơi cư trú ổn định: trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú sẽ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ gồm:
+ Bản tóm tắt lý lịch.
+ Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm.
+ Biện pháp giáo dục đã áp dụng.
+ Bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
(2) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định: trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật sẽ tiến hành lập hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ gồm:
+ Biên bản vi phạm.
+ Bản tóm tắt lý lịch.
+ Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó.
+ Bản trích lục tiền án, tiền sự.
+ Biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).
+ Bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Theo đó, cơ quan Công an cấp xã cũng sẽ có trách nhiệm cùng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định như trên.
(3) Nếu người chưa thành viên vi phạm và do công an cấp huyện, công an cấp tỉnh phát hiện, điều tra và thụ lý tuy nhiên hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định thì cơ quan công an đang thụ lý vụ việc sẽ phải có trách nhiệm tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, đồng thời lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng đó.
Hồ sơ gồm:
+ Bản tóm tắt lý lịch.
+ Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó.
+ Biện pháp giáo dục đã áp dụng.
+ Bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Lưu ý: đối với cơ quan lập hồ sơ để đưa các đối tượng vào trường giáo dưỡng phải chịu trách nhiệm đối với hồ sơ đề nghị đó về tính pháp lý. Cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị.
Những đối tượng đó có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được thông báo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: