Làm gì khi người lao động bị ép phải viết đơn xin nghỉ việc? Công ty yêu cầu phải viết đơn xin nghỉ việc có đúng không? Sa thải nhưng yêu cầu nhân viên tự nguyện viết đơn xin nghỉ việc có trái pháp luật không?
Trường hợp bị ép người lao động phải viết đơn xin nghỉ việc, nghe thì có vẻ vô lý nhưng hiện nay, đây là tình trạng mà rất nhiều người lao động đang bị o ép, làm khó trong quá trình tham gia lao động. Bởi lẽ, doanh nghiệp hay công ty có vô vàn chiêu trò khiến cho người lao động bị thiệt thòi. Vậy trong trường hợp người lao động bị ép phải viết đơn xin nghỉ việc, người lao động phải làm thế nào?
Mục lục bài viết
1. Việc ép người lao động viết đơn xin nghỉ việc là đúng hay sai?
Nhằm né khoản bồi thường vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, một số doanh nghiệp đã dùng “chiêu độc” o ép người lao động để họ tự nghỉ việc. Các hình thức thường gặp như chậm lương hàng tháng trời, đưa ra lý do thay đổi cơ cấu của công ty nhằm chuyển đổi công việc của người lao động đến vị trí không thuận lợi bằng vị trí cũ, lấy lý do thay đổi hay thu hẹp loại hình kinh doanh nên đã tạm dừng công việc của người lao động trong khoảng thời gian dài. Tất cả những lý do trên gây ra tình trạng bức xúc, chán nản, không muốn quay lại làm việc của người lao động. Để từ đó người lao động phải chủ động viết đơn xin nghỉ việc.
Trong quy định của
Như vậy, ta có thể thấy mọi hành vi nằm ngoài quy định về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hay quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động hay người sử dụng lao động đề là hành vi vi phạm quy định pháp luật.
2. Khi bị người sử dụng lao động ép viết đơn xin nghỉ việc người lao động cần làm gì?
Khi người lao động thấy mình bị chèn ép hay bị người sử dụng lao động gây ra những bất lợi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì ngay lập tức người lao động cần phải liên hệ với các cơ quan giải quyết tranh chấp về lao động để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Một trong các hình thức để giải quyết tranh chấp mà người lao động nên thực hiện như sau:
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, khi xảy ra các tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động thì trước hết các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp để giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Nếu tiến hành thương lượng, hòa giải không thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ở Hà Nội. Tôi ký
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật Dương gia cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”.
Như vậy, công ty của bạn chỉ được cho bạn nghỉ việc nếu có một trong các lý do nêu trên. Bên cạnh đó, để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn khi có một trong các lý do nêu trên, công ty của bạn phải báo trước cho bạn ít nhất 45 ngày vì hợp đồng giữa bạn và công ty là
Ở đây, theo thông tin bạn cung cấp, người quản lý đã yêu cầu bạn tự viết đơn xin nghỉ việc. Đây là vấn đề thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do là thoả thuận nên bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý viết đơn xin thôi việc. Nếu bạn không tự nguyện viết đơn, người quản lý đó cũng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động không thuộc trường hợp quy định của Bộ luật lao động 2019
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019, nếu xét thấy việc công ty bắt bạn giải trình và xử lý kỷ luật bạn là không đúng thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể lựa chọn việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án để để nghị giải quyết. Cụ thể như sau:
Về việc khiếu nại: Bạn có quyền gửi đơn khiếu nại lần đầu đến lãnh đạo công ty. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc không được giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, bạn có quyền khiếu nại lần 2 đến Chánh thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội nơi công ty bạn đặt trụ sở chính. Việc giải quyết khiếu nại sẽ tuân theo trình tự, thủ tục quy định theo pháp luật
Về việc khởi kiện tại Tòa án: Vụ việc giữa bạn và công ty là tranh chấp lao động liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật do đó căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì vụ việc của bạn không bắt buộc phải qua hòa giải của hòa giải viên lao động. Vì vậy, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đề nghị giải quyết. Thẩm quyền và trình tự giải quyết sẽ được xác định theo quy định của