Khi nào bị tước danh hiệu công an nhân dân? Bị đuổi, xin ra khỏi ngành Công an có xin vào lại được không?Trình tự tuyển chọn nghĩa vụ công an nhân dân. Khi xuất ngũ nghĩa vụ công an thì được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Khi nào bị tước danh hiệu công an nhân dân? Bị đuổi, xin ra khỏi ngành Công an có xin vào lại được không? Khi xuất ngũ nghĩa vụ công an thì được hưởng những khoản trợ cấp nào? Để trả lời những câu hỏi trên, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
+ Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của
+ Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân
Mục lục bài viết
1. Khi nào bị tước danh hiệu công an nhân dân?
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Tước danh hiệu công an nhân dân là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với các chiến sĩ, cán bộ công an khi thực hiện các hành vi vi phạm theo quy định
Tại Điều 44
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân khi bị tước danh hiệu sẽ không được sử dụng trang phục, công an, cấp hiệu, phù hiệu đồng thời họ sẽ bị tước cấp bậc hàm, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu.
2. Bị đuổi, xin ra khỏi ngành công an có xin vào lại được không?
Hiện nay pháp luật không có quy định cấm người xin ra khỏi ngành công an xin lại vào ngành. Do đó, để xin lại vào ngành công an thì đầu tiên công an phải thuộc những đối tượng quy định đồng thời phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn.
– Đối tượng tuyển chọn công an nhân dân được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:
+ Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của
+ Theo từng thời kỳ Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng đơn vị sử dụng, những ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Ngoài ra Bộ trưởng Bộ Công an có thể ra quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp như: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ. Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Lưu ý, nếu công dân có hành vi đảo ngủ thì thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
– Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Công dân có lý lịch rõ ràng.
+ Công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
+ Không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Công dân có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
+ Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
+ Công dân có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Tuy nhiên tại các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên
+ Về thể hình thì công dân có thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Trình tự tuyển chọn nghĩa vụ công an nhân dân:
– Căn cứ số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được giao trên địa bàn xã, công an xã tiến hành các công việc sau:
+ Tổ chức
+ Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày có
+ Tiến hành tiếp nhận hồ sơ của công dân đăng ký dự tuyển và tổ chức sơ tuyển đo chiều cao, cân nặng, hình thể. Sau đó nộp hồ sơ và báo cáo kết quả của những trường hợp đạt yêu cầu qua sơ tuyển về phía Công an cấp huyện
– Công an cấp huyện tiến hành tuyển chọn và gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, như sau:
+ Pháp luật quy định trưởng Công an cấp huyện sẽ ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
+ Trước thời điểm khảm sức khỏe thì lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước 15 ngày
+ Với những trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện thì sẽ tiến hành tổ chức thẩm tra lý lịch, kết luận tiêu chuẩn chính trị đối
+ Báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
+ Căn cứ danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt, Trưởng Công an cấp huyện sẽ ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
4. Khi xuất ngũ nghĩa vụ công an thì được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Như đã nói ở trên thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng và có thể gia hạn tối đa 06 tháng. Hết thời hạn phục vụ tại ngũ này thì được xuất ngũ.
Ngoài ra hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ.
Thời hạn xuất ngũ phải được thông báo cho hạ sĩ quan, sĩ quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ trước 30 ngày. Sau đó ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, chiến sĩ xuất ngũ.
Đối với Hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập thì trong thời hạn là 15 ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Sau khi Xuất ngũ nghĩa vụ công an nhân dân thì sẽ được hưởng những khoản tiền trợ cấp sau:
+ Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
+ Hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần. Trợ cấp xuất ngũ một lần được quy định là cứ mỗi năm phục vụ sẽ được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Nếu trường hợp có tháng lẻ sẽ được tính như sau: Dưới 01 tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng sẽ được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ chi phí được quy định là 50 nghìn đồng một người.
+ Được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc cấp tiền xe và phụ cấp đi đường
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.