Xác định bị đơn trong trường hợp người gây tai nạn là người mất năng lực hành vi dân sự? Ai là người bồi thường thiệt hại?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em em bị tâm thần. Mấy tháng trước, em em đã đánh một người làm người đó bị thương (công an xác định thương tích đó chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự). Người đó đâm đơn kiện em của em. Ra tòa, tòa xác định em của em là bị đơn dân sự trong trường hợp này. Luật sư cho em hỏi,
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào Điều 606 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của “Bộ luật dân sự 2015”.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản”.
Trong trường hợp của em bạn, em bạn bị bệnh tâm thần. Bệnh của em bạn có thể rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự toàn bộ hoặc chỉ là một phần. Để xác định điều này thì bạn cần yêu cầu
Căn cứ vào khoản 3 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì:
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Căn cứ vào khoản 3.1 Điều 3 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì
Khi thực hiện quy định tại Điều 606 “Bộ luật dân sự 2015” về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; cụ thể như sau:
– Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 “Bộ luật dân sự 2015” thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự;
– Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự;
– Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 “Bộ luật dân sự 2015” thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.
Trong trường hợp em bạn là người mất năng lực hành vi dân sự thì bị đơn trong vụ án trên là người giám hộ của em bạn.
>>> Luật sư
Còn trong trường hợp hợp em bạn chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, thì em bạn là bị đơn trong vụ kiện này. Việc bồi thường thiệt hại sẽ do cha, mẹ của em bạn thực hiện. Cha, mẹ của em bạn sẽ dùng tài sản của em bạn để bồi thường; nếu em bạn không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì dùng tài sản của cha, mẹ bạn để bồi thường.