Bị đe dọa thanh toán nợ thì xử lý như thế nào? Trách nhiệm thanh toán nợ, đòi nợ như thế nào là đúng pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Cho em hỏi 1 số vấn đề như sau: Cuối năm 2014 mẹ em có vay nặng lãi bà hàng xóm là 105.000.000đ, do kinh tế khó khăn nên mẹ em sang Lào buôn bán. Khoảng giữa năm 2015 ba em đã bán nhà để trả nợ ngân hàng và đầu năm 2016 chuyển đi chổ khác ở ( cũng nằm trong địa bàn đó). Tháng 11/2015, bà hàng xóm, đến nhà đưa giấy xác nhận, là mẹ em có vay nợ 105.000.000 đồng, hứa trong vòng 40 ngày trả ( em có liên lạc mẹ để xác minh, thì bà hàng xóm qua Lào, đập phá mẹ và yêu cầu viết giấy mới để yên cho làm ăn, nên mẹ em phải viết theo ý của bà). Sau khi nhận được giấy xác nhận nợ bằn bản photo thì nhà em cũng đã cố gắng tìm cách để trả tiền cho bà. Ngày 19/12/2015, em đã giao cho bà 40.000.000 đồng ( có giấy xác nhận nợ). Sau thời gian đó, mẹ em cũng làm ăn tích góp và gởi về nhiều lần trả cho bà hàng xóm thêm 9.000.000 đồng nữa. Nhưng thời gian gần đây, bà có hành vi đe doạ em, và ba em.có nhắn tin cho ba em đe dọa. Xin luật sư tư vấn dùm!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, mẹ bạn vay nợ của người hàng xóm thì khi đến hạn trả nợ theo thoả thuận, mẹ bạn có nghĩa vụ phải trả nợ cả gốc lẫn lãi cho người hàng xóm. Trong trường hợp mẹ bạn không có mặt tại nơi cư trú thì người hàng xóm có quyền đến nhà bạn yêu cầu trả nợ, tuy nhiên hành động người hàng xóm đe doạ gia đình bạn là trái quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp người hàng xóm có hành vi đe doạ bằng vũ lực hay lời nói đối với gia đình bạn thì bạn có quyền trình báo với
– Căn cứ Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại
– Căn cứ một số Khoản của Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
…
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
…
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
…
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
…
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
… “
Như vậy, đối với hành vi đe doạ của người hàng xóm nếu vi phạm các quy định nêu trên thì bạn có quyền trình báo cơ quan công an và người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.