Thực tế rất nhiều người dân thắc mắc xoay quanh vấn đề bị công an giữ bằng lái xe có được thi lại hoặc cấp lại không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp được phép cấp lại Giấy phép lái xe:
- 2 2. Bị công an giữ bằng lái xe có được thi lại hoặc cấp lại không?
- 3 3. Trong thời gian bị giữ bằng lái xe, vẫn tiếp tục lưu thông bị bắt thì xử phạt như thế nào?
- 4 4. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lái xe:
- 5 5. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe:
1. Các trường hợp được phép cấp lại Giấy phép lái xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau:
– Giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, tính từ ngày hết hạn: cá nhân phải thực hiện sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
– Giấy phép lái xe quá hạn từ 01 năm trở lên, tính từ ngày hết hạn: cá nhân phải thực hiện sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
2. Bị công an giữ bằng lái xe có được thi lại hoặc cấp lại không?
Công giữ bằng lái xe hay còn gọi là bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn được hiểu là một hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động tham gia giao thông.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25
Do đó, nếu như bị tước giấy phép lái xe (bằng lái xe) trong một khoảng thời gian, tức là người vi phạm không được quyền lái các loại xe tương tự trong khoản thời gian bị tước đó. Chính vì vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt thì cá nhân cũng không được học, thi và cấp lại giấy phép lái xe mới.
3. Trong thời gian bị giữ bằng lái xe, vẫn tiếp tục lưu thông bị bắt thì xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu như trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, trường hợp cá nhân, tổ chức vẫn thực hiện lưu thông ngoài đường, gặp cảnh sát giao thông bị bắt thì vẫn sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe. Cụ thể mức phạt hành vi không có giấy phép lái xe như sau:
Đối với xe máy:
– Với trường hợp điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô nếu không có giấy phép lái xe:
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
– Với trường hợp điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh không có giấy phép lái xe:
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Đối với xe ô tô:
Trường hợp người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có giấy phép lái xe:
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
(theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 ).
– Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu Giấy phép lái xe.
4. Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lái xe:
4.1. Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bao gồm:
Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe (theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có).
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (ngoại trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3).
– Giấy tờ tùy thân bao gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân (bản sao).
Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên:
Người có Giấy phép lái xe bị mất, nếu quá thời hạn sử dụng 03 tháng trở lên, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, sẽ phải dự sát hạch lại nếu như có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ.
Nội dung sát hạch bao gồm:
– Dự sát hạch lại lý thuyết: trường hợp giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm.
– Dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành: trường hợp giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên.
Hồ sơ dự sát hạch lại gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe (theo mẫu).
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
– Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
– Giấy tờ tùy thân của người có yêu cầu sát hạch lại.
4.2. Trình tự cấp lại Giấy phép lái xe:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân có nhu cầu sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ trên sẽ nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ có trách nhiệm kiểm tra, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch thì thông báo cho cá nhân tiến hành nộp lệ phí. Thời gian là sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Sau đó thực hiện việc cấp lại giấy phép lái xe.
Lưu ý:
Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe cụ thể như sau:
– Trường hợp có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:
+ Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
+ Lệ phí thi sát hạch:
Giấy phép lái xe hạng A4: Thi lý thuyết là 40.000 đồng/lần; Thi thực hành là 50.000 đồng/lần.
Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F: Thi lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Thi thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Thi thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
– Trường hợp giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng:
Lệ phí cấp là 135.000 đồng/lần.
– Trường hợp Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch:
+ Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.
+ Lệ phí thi sát hạch:
Với giấy phép lái xe hạng A4: Thi lý thuyết là 40.000 đồng/lần; Thi thực hành là 50.000 đồng/lần.
Với giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F: Thi lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Thi thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Thi thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
5. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe :
Căn cứ Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, theo đó mẫu mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe được quy định như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP LÁI XE (1) Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Sở Giao thông vận tải…) |
Tôi là:…………Quốc tịch:………………
Sinh ngày:…../…../….. Nam, Nữ: …..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………….
Nơi cư trú:……………
Số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (hoặc hộ chiếu): ………. . cấp ngày ….. / ….. /…..
Nơi cấp:………….. Đã học lái xe tại:……………..năm………….
Hiện đã có giấy phép lái xe hạng:……………..số:……………..do:……………… cấp ngày…../…../…..
Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng:…………..
Lý do:…………….
Xin gửi kèm theo:
– 01 giấy chứng nhận sức khỏe;
– Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe sắp hết hạn;
– Hồ sơ gốc lái xe;
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm (2).
……., ngày ….. tháng ….. năm 20 ….. |
Ghi chú:
(1): Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới.
(2): Trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe giả hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại giấy phép lái xe, ngoài việc bị Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tịch thu giấy phép lái xe và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép trong thời hạn 05 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; khi có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.