Bị can là người hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong vụ án hình sự, trong trường hợp bị can là pháp nhân thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người đại diện theo pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay thì bị can có được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án hay không?
Mục lục bài viết
1. Bị can được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, có quy định về nguyên tắc áp dụng. Theo đó:
-
Cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Bản sao giấy tờ, tài liệu, tài liệu được số hóa là một trong những bộ phận quan trọng của thành phần hồ sơ vụ án hình sự, vì vậy các loại giấy tờ này bắt buộc phải bảo đảm đúng nội dung, đầy đủ số lượng giống như bản gốc trong thành phần hồ sơ vụ án ban đầu, không được có hành vi tự tiện sửa đổi, làm thay đổi nội dung của bản gốc/hoặc làm thay đổi nội dung bản sao các loại giấy tờ tài liệu/hoặc các loại tài liệu đã được số hóa;
-
Bị can, người đại diện theo pháp luật của các pháp nhân thương mại phạm tội sẽ có quyền đọc tài liệu, ghi chép lại giấy tờ tài liệu từ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, trong giai đoạn truy tố đến trước khi cơ quan có thẩm quyền là Tòa án có quyết định cuối cùng đưa vụ án ra xét xử;
-
Cần phải đảm bảo đầy đủ quy trình, trình tự thủ tục, thời hạn, thời điểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bị can, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội, để các cá nhân đó được đọc, ghi chép lại bản sao giấy tờ tài liệu/hoặc tài liệu được số hóa có liên quan trực tiếp đến quá trình buộc tội/gỡ tội, hoặc bản sao giấy tờ tài liệu khác liên quan đến quá trình bào chữa khi họ có yêu cầu;
-
Việc cho các bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc giấy tờ tài liệu, ghi chép bản sao giấy tờ tài liệu, hoặc tài liệu đã được số hoá bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu về vấn đề giữ gìn bí mật theo quy định của pháp luật, không được gây cản trở trong quá trình thực hiện quyền; đồng thời cần phải bảo đảm thời hạn của hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về bị can. Theo đó, bị can là khái niệm để chỉ người hoặc pháp nhân bị khởi tố trong vụ án hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can trong trường hợp bị can là pháp nhân cần phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Bị can có các quyền cơ bản như sau:
-
Bị can có quyền được biết lý do vì sao mình bị khởi tố;
-
Bị can có quyền được thông báo về quyền và nghĩa vụ, giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
-
Bị can có quyền nhận quyết định khởi tố bị can được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn đối với quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn đối với quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can đã được đưa ra trước đó, quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, áp dụng/hủy bỏ biện pháp cưỡng chế, có quyền nhận kết luận điều tra của cơ quan điều tra, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án, bản cáo trạng của Viện kiểm sát, quyết định truy tố, và các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
-
Bị can có quyền trình bày lời khai, có quyền đưa ra quan điểm ý kiến, bị can không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình; đồng thời bị can cũng không bắt buộc phải nhận mình là người có tội;
-
Bị can có quyền đưa ra các loại giấy tờ tài liệu, chứng cứ, đồ vật và yêu cầu cá nhân;
-
Bị can có quyền trình bày ý kiến của mình liên quan đến chứng cứ, giấy tờ, tài liệu, đồ đồ vật có liên quan, đồng thời bị can có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra và đánh giá đối với các loại giấy tờ đó;
-
Bị can có quyền đề nghị tiến hành thủ tục giám định, có quyền đề nghị định giá tài sản, bị can có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, thay đổi người giám định, thay đổi người định giá tài sản, thay đổi người phiên dịch, thay đổi người dịch thuật trong một số trường hợp cần thiết;
-
Bị can có quyền tự bào chữa, có quyền nhờ người khác bào chữa;
-
Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao giấy tờ tài liệu, các loại văn bản đã được số hóa có liên quan trực tiếp đến quá trình buộc tội, có liên quan đến quá trình gỡ tội cho bản thân, các loại giấy tờ tài liệu khác có liên quan đến quá trình bào chữa được tính bắt đầu kể từ khi kết thúc quá trình điều tra;
-
Bị can có quyền chống lại đối với quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Quy định về thông báo về quyền của bị can được đọc, ghi chép tài liệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, có quy định về vấn đề thông báo quyền của bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được quyền đọc, ghi chép tài liệu có liên quan. Theo đó:
-
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công thụ lý và giải quyết vụ án hình sự trong quá trình giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với bị can hoặc trong quá trình đưa bản cáo trạng cho bị can, hoặc cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thông báo/giải thích lại cho bị can và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết được cụ thể về quyền được đọc, quyền được ghi chép bản sao các loại giấy tờ tài liệu, tài liệu được số hóa liên quan đến quá trình buộc tội, liên quan đến quá trình gỡ tội, bản sao giấy tờ tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến quyền bào chữa của họ từ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra khi họ có yêu cầu;
-
Việc thông báo cho bị can, thông báo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội về quyền được đọc, quyền được ghi chép tài liệu giấy tờ bắt buộc phải được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ghi nhận cụ thể trong biên bản giao nhận bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và ghi nhận cụ thể trong bản cáo trạng, và cũng được chuyển cùng thành phần hồ sơ vụ án hình sự.
3. Quy định về tiếp nhận yêu cầu đọc, ghi chép tài liệu của bị can:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, có quy định cụ thể về vấn đề tiếp nhận yêu cầu đọc, ghi chép giấy tờ tài liệu của bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội. Theo đó:
-
Khi bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội có yêu cầu được đọc tài liệu, ghi chép tài liệu thì bắt buộc phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án và giải quyết vụ án đó. Nội dung trong văn bản yêu cầu cần phải thể hiện rõ các thông tin của bị can, thông tin của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội, số điện thoại liên hệ, địa chỉ liên lạc, các loại giấy tờ tài liệu cần đọc, giấy tờ tài liệu cần ghi chép để cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét và giải quyết;
-
Trong trường hợp các bị can đang bị tạm giam có văn bản yêu cầu được đọc tài liệu, ghi chép tài liệu giấy tờ thì cô giáo giam giữ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chuyển văn bản yêu cầu của bị can đó cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang trong quá trình giải quyết và thụ lý vụ án, thời gian gửi cần phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày được tính bắt đầu kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của bị can.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
– Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa.
THAM KHẢO THÊM: