Trợ cấp xã hội cho người bị ung thư như thế nào? Người bị ung thư có được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh không? Người mắc bệnh ung thư có thể hưởng BHXH 1 lần để chữa bệnh không?
Bệnh nhân ung thư phải tham gia điều trị bệnh với các chi phí cao. Với phần lớn người dân Việt nam, các chi phí này được xác định là rất lớn. Nhiều người không may mắc các bệnh ung thư nhưng chưa xác định được quyền và lợi ích của mình với các hỗ trợ, trợ cấp xã hội. Theo quy định liên quan của pháp luật, các bệnh nhân ung thư vẫn là đối tượng đặc biệt để được hưởng các quyền lợi thực tế. Giúp họ có được chi phí hỗ trợ trong thực hiện điều trị, khám chữa bệnh.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
– Quyết định 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo.
– Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
– Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Trợ cấp xã hội cho người bị ung thư như thế nào?
Trợ cấp xã hội hàng tháng mang đến các trợ cấp ổn định cho một số nhóm đối tượng. Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các đối tượng được nhận trợ cấp bao gồm:
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
[…] 2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
[…] 6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.”
Như vậy,
Có thể thấy các đối tượng theo quy định là những người có khó khăn về tài chính, bên cạnh các hoàn cảnh cụ thể. Trợ cấp hàng tháng giúp họ có nguồn thu ổn định để thực hiện các nhu cầu cơ bản. Theo như quy định trên thì người bị ung thư không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Do đó, người bị bệnh ung thư không được nhận trợ cấp xã hội.
Các ý nghĩa của trợ cấp xã hội hàng tháng hướng đến người không có thu nhập ổn định. Họ cũng không có các nguồn trợ cấp hay người nuôi dưỡng. Nên không được đảm bảo về khả năng duy trì cuộc sống cơ bản nếu không nhận được hỗ trợ kịp thời, ổn định. Trong khi các bệnh nhân ung thư không hoàn toàn mất năng lực tài chính này.
2. Người bị ung thư có được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh không?
Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg quy định như sau:
Cụ thể khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg quy định:
“Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất (không thuộc đối tượng qui định tại Điều 2 của Quyết định này) do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ.
Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.”
Như vậy,
Bệnh ung thư được xếp vào nhóm bệnh nặng, chi phí điều trị bệnh cao. Việc điều trị của các bệnh nhân ung thư khi thực hiện ở các cơ sở y tế của nhà nước sẽ được hỗ trợ một phần viện phí. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì nhóm bệnh nhân ung thư cũng được nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Người mắc bệnh ung thư sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh như sau:
– Không có thẻ bảo hiểm y tế:
Hỗ trợ một phần chi phí mà người bệnh phải chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh.
Khi việc khám chữa bệnh có chi phí thực tế lớn hơn hoặc bằng một triệu đồng, bệnh nhân ung thư sẽ nhận được một phần chi phí hỗ trợ. Thể hiện sự quan tâm và chia sẽ bớt gánh nặng của nhà nước đối với người mắc bệnh. Để họ có thể yên tâm thực hiện các điều trị ngay cả khi không tham gia bảo hiểm y tế.
Các hỗ trợ được xác định khi mức tiền khám chữa bệnh có mức từ một triệu đồng trở lên. Có sự khác biệt đối với các bệnh nhân ung thư tham gia bảo hiểm y tế, khi các hỗ trợ từ phía nhà nước là khác nhau. Đương nhiên người tham gia bảo hiểm ý tế có thể nhận được các hỗ trợ tốt hơn.
– Có thẻ bảo hiểm y tế:
Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Khi chi phí của hoạt động khám chữa bệnh lớn hơn hoặc bằng 100.000 đồng, người bệnh đã có thể nhận được hỗ trợ. Điều này giúp họ yên tâm hơn khi thực hiện hoạt động khám chữa bệnh thường xuyên theo lộ trình đề ra. Cũng như yên tâm khi có bảo hiểm y tế chi trả, có hỗ trợ từ phía nhà nước trong từng đợt điều trị thực tế.
Mức hỗ trợ được nhận:
Mức hỗ trợ này cụ thể của từng địa phương sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Thực hiện khác nhau trong điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương. Như ở các thành phố lớn, mức hỗ trợ có thể nhận được tốt hơn. Do đó, ở các tỉnh khác nhau thì mức hỗ trợ này cũng có sự khác nhau. Nhiều bệnh nhân ung thư lựa chọn điều trị ở các thành phố lớn khi họ tin tưởng vào phác đồ điều trị, cũng như các phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn.
3. Người mắc bệnh ung thư có thể hưởng BHXH 1 lần để chữa bệnh không?
Các quyền lợi mà bệnh nhân ung thư có thể nhận được trên thực tế rất lớn. Gắn với sự quan tâm và đồng hành của nhà nước đối với người điều trị căn bệnh này. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, họ có cơ hội nhận được các khoản tiền theo quy định. Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Như vậy,
Đối tượng được nhận BHXH 01 lần:
Theo quy định trên thì người mắc bệnh ung thư có thể nhận được BHXH một lần để chữa bệnh. Nếu căn bệnh khiến cho họ không tự thực hiện được các nhu cầu cá nhân cơ bản. Các điều kiện được xác định bao gồm đồng thời hai đặc điểm sau:
– Mắc bệnh ung thư.
– Không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Căn bệnh lấy đi của họ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản và không tự chăm sóc được bản thân. Khi đó, các chi phí tham gia điều trị trên thực tế lớn hơn rất nhiều chi phí cần có để khám, chữa bệnh. Người nhà bệnh nhân ung thư có thể làm hồ sơ xin lấy bảo hiểm xã hội 1 lần để có tiền điều trị bệnh. Hoặc người có nghĩa vụ, trách nhiệm trên thực tế phải làm hồ sơ. Giúp bệnh nhân ung thư có khả năng và cơ hội nhận được khoản tiền điều trị bệnh.
Các đối tượng còn lại:
Nếu không thuộc điều kiện quy định trên, các bệnh nhân ung thư sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Nếu những đối tượng này có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, và có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Họ vẫn có thể tự phục vụ sinh hoạt hằng ngày sẽ không thể lấy luôn tiền BHXH 01 lần. Những người này phải chờ 01 năm kể từ khi nghỉ việc hoặc 01 năm kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện mới được rút số tiền này.
Các quy định pháp luật đưa ra trên cơ sở quyền và lợi ích thực tế dành cho các chủ thể. Người tham gia bảo hiểm xã hội phải nhận được các lợi ích tốt hơn người không tham gia. Hay với các bệnh nhân ung thư có khả năng tự chăm sóc, tự phục vụ sinh hoạt hằng ngày không nhận được các lợi ích như người không còn khả năng tự chăm sóc bản thân.
Các hỗ trợ kịp thời, hiệu quả giúp các bệnh nhân ung thư có được khoản hỗ trợ không nhỏ. Từ đó đáp ứng các yêu cầu thực hiện khám, chữa bệnh.