Bến thủy nội địa để có thể được cấp phép hoạt động về lĩnh vực này phải đảm bảo được yếu tố cơ bản và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Vậy bến thủy nội địa hoạt động không phép bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bến thủy nội địa hoạt động không phép bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường thủy nội địa thì bến thủy nội địa được hiểu là các công trình xây dựng độc lập sở hữu quy mô nhỏ bao gồm toàn bộ vùng đất vùng nước trước bến để các phương tiện neo đậu cũng như để hỗ trợ việc xếp dỡ hàng hóa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác. Hiện nay bến thủy nội địa bao gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp hoặc bến khách ngang sông, bến chuyên dùng.
Hiện nay, tình trạng các biến thủy nội địa được xây dựng một cách tràn lan hoạt động không phép ngày càng diễn ra phổ biến hơn hành vi thành lập vào hoạt động biến đổi địa không phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Điều 28 Nghị định 139/2021/NĐ-CP liên quan đến vi phạm quy định việc hạn quản lý khai thác bến thủy nội địa:
– Xét trên thực tế, nếu chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có hành vi vi phạm được nêu dưới đây thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng:
+ Khi tiến hành khai thác bến thủy nội địa thì bắt buộc phải có nội quy hoạt động theo đúng quy định mà trong trường hợp hoạt động của bến thủy nội địa được diễn ra nhưng lại không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy;
+ Đối với những bến hành khách nhưng lại không tuân thủ việc niêm yết giá vé hoặc không có bảng niêm yết giá vé đúng theo quy định;
+ Trong suốt quá trình tiến hành khai thác bến thủy nội địa mà chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa không có những biện pháp được áp dụng để bảo đảm điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống hoặc cột bích, phao cho phương tiện buộc dây, đồng thời liên quan đến đèn chiếu sáng ban đêm cũng không được đảm bảo theo đúng quy định;
+ Ngoài ra, bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu đi lại cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây đèn chiếu sáng ban đêm; thậm chí là địa điểm dùng làm nơi chờ cho hành khách cũng không có theo đúng quy định;
– Đối với biến thủy nội địa phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa thì không ban hành, không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định;
– Yếu tố liên quan đến bảo đảm về phòng cháy, chữa cháy cũng không được bố trí đầy đủ thiết bị.
– Đối với trường hợp chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có hành vi vi phạm nêu dưới đây có thể áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng:
+ Tại bến vận chuyển hành khách có người khuyết tật hoặc người cao tuổi sử dụng dịch vụ vận chuyển mà chủ bến thủy nội địa hoặc người quản lý khai thác bến thủy nội địa không có biện pháp cụ thể để bố trí giao thông kết nối hỗ trợ những đối tượng này;
+ Ngoài ra, còn thực hiện hành vi khai thác quá phạm vi vùng nước theo đúng quy định được cấp phép;
+ Mục đích ban đầu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng khai thác lại không đúng so với quy định tại quyết định công bố giấy phép hoạt động;
+ Cho các phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa một cách tự phát hoặc tiến hành đón trả hành khách khi các phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và theo đúng quy định;
+ Khi đối chiếu mức giá niêm yết hoặc khung giá theo quy định mà những dịch vụ cung cấp không đúng với mức giá đã công khai và không nằm trong khung giá theo quy định;
+ Các cá nhân giữ vị trí là người điều khiển thiết bị xếp dỡ nhưng không đảm bảo về trình độ chuyên môn, có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện thiết bị theo đúng quy định mà tự ý bố trí những người không đạt yêu cầu để thực hiện các hoạt động này;
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với trường hợp chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa thực hiện một trong các hành vi dưới đây:
+ Một số trường hợp bắt buộc phải tiến hành công bố lại các hoạt động mà bến thủy nội địa đang hoạt động tuy nhiên lại không tuân thủ quy định này;
+ Sau khi đã nhận quyết định công bố đóng bến thủy nội địa từ cơ quan có thẩm quyền nhưng lại không chấp hành việc phá dỡ công trình, thiết bị báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại;
+ Việc tự ý sử dụng mỗi thiết bị xếp dỡ hàng hóa nhưng những thiết bị này không được đăng ký, đăng kiểm hoặc không đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; trong quá trình sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản;
– Ngoài ra, mức phạt tiền có thể lên tới 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa không nhận được sự chấp thuận từ cơ quan; quan trọng là tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, thậm chí là thay đổi cả công dụng công trình so với quy định khi nhận được quyết định công bố, giấy phép hoạt động hợp pháp;
– Xét đến trường hợp hành vi không có
– Phạt tiền cao nhất đối với điều khoản quy định liên quan đến sự phạt về vi phạm quy định quản lý khai thác biến thủy nội địa đó là từ 30 triệu đồng 40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện khai thác bến thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc đã hết thời hạn hoạt động nhưng vẫn cố tình khai thác
Như vậy với quy định nêu trên, bến thủy nội địa hoạt động không phép có thể hiểu là hành vi thực hiện khai thác bến thủy nội địa nhưng không có nhận được văn bản thỏa thuận chấp nhận hoạt động này được cơ quan có thẩm quyền chính vì vậy có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
2. Quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa:
Căn cứ vào Điều 43 của Nghị định 139/2021/NĐ-CP thì khi phát hiện hành vi vi phạm liên quan đến việc hoạt động không phép của bến thủy nội địa thì các cá nhân sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, bao gồm:
– Các cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được trao quyền hạn này khi phát hiện hành vi vi phạm;
– Những cá nhân là được xác định là công chức, viên chức thuộc Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cá nhân nằm trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nhận sự chỉ đạo của cấp trên để thi hành công vụ nhiệm vụ được giao phó;
– Cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ viên Cảng vụ hàng hải cũng sẽ được trao tặng quyền lập biên bản vi phạm hành chính nếu nhận thấy hành vi vi phạm đã được diễn ra trên thực tế;
– Sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường thủy nội địa thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đã được ghi nhận tại khoản 1 của Điều 43 Nghị định 139/2021/NĐ-CP thì bắt buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm này và nhanh chóng lập biên bản vi phạm hành chính về xử lý.
3. Cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bến thủy nội địa hoạt động không phép?
Mặc dù việc thành lập các bến thủy nội địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình vận chuyển hàng hóa vận chuyển hành khách một cách thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, trên một số địa bàn tình trạng bến thủy nội địa được xây dựng không phép, không đủ tiêu chuẩn hoạt động vẫn luôn tồn tại và thậm chí diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do công tác quản lý nhà nước về bến thủy nội địa tại một số địa phương này còn chưa chặt chẽ, việc áp dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các lực lượng chức năng vẫn còn những hạn chế và chưa được thực hiện thường xuyên;
Để có thể khắc phục được tình trạng này, yếu tố đầu tiên cần phải nhắc đến đó là nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về bến nội địa trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Để giải quyết được vấn đề về một cách triệt để thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải có sự phối hợp với Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Thanh tra giao thông vận tải tích cực phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông đường thủy và chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đóng trên địa bàn và đơn vị quản lý đường thủy nội địa tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm; khi phát hiện ra tình trạng bến thủy nội địa không đủ điều kiện hoạt động thì phải kiên quyết đình chỉ hoạt động. Chỉ như vậy, mới góp phần bảo đảm được trật tự an toàn giao thông và kiềm chế được tai nạn giao thông đường thủy trên toàn bộ địa bàn.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường thủy nội địa;
– Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.