Quy định về Đại diện cho thương nhân? Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân không?
Theo quy định thì Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Vậy để hiểu thêm về Đại diện cho thương nhân, Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của công ty chúng tôi về Đại diện cho thương nhân. Dưới đây là thông tin chi tiết
Cơ sở Pháp lý: Luật Thương mại 2005.
1. Quy định về Đại diện cho thương nhân
1.1. Đại diện cho thương nhân theo luật thương mại 2017
– Căn cứ tại Điều 141. Đại diện cho thương nhân Luật Thương mại 2005 quy định thì:
+ Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện thương nhân.
+ Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự quy định.
1.2. Đặc điểm của việc đại diện cho thương nhân
Đại diện cho thương nhân có những đặc điểm như sau:
– Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện và Trong quan hệ đại diện cho thương nhân thì cả bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân theo quy định của pháp luật
– Bên giao đại diện là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định (như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại) nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác hay có thể thay mình thực hiện hoạt động thương mại.
– Bên đại diện cho thương nhân cũng phải là thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp chính vì vậy mà , có thể thấy hoạt động đại diện cho thương nhân liên quan tới 3 chủ thể đó là bên giao đại diện, bên đại diện và bên thứ ba.
– Trong quan hệ với bên giao đại diện và đối với bên đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng trong quan hệ với bên thứ ba thì họ sẽ nhân danh bên giao đại diện mà không nhân danh chính mình. Như vậy, trong phạm vi ủy quyền và bên đại diện được giao dịch với bên thứ ba và mọi hành vi do bên đại diện thực hiện trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện
– Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ ba thì về mặt pháp lý và các hành vi do người này thực hiện được xem như là chính người ủy quyền (người giao đại diện) thực hiện với Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền va là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động đậi diện cho thương nhân so với các hoạt động trung gian thương mại khác. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân giữa bên đại diện và bên giao đại diện có sự ràng buộc chặt chẽ hơn
– Nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận như:
+ Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hay toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện Thương mại
+ Hoạt động đại diện cho thương nhân thường bao gồm: việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho thương nhân giao đại diện và được ủy quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường và các lựa chọn đối tác va đàm phán hay giao kết hợp đồng với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện và được tiến hành trọng suốt thời gian đại diện.
+ Cùng một lúc các bên đại diện có thể tiến hành hoạt động này cho nhiều thương nhân nhưng không được nhân danh bên được đại diện để xác lập giao dịch với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó và trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 141
– Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân. Quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự vì thế hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của
1.3. Hợp đồng và phạm vi đại diện cho thương nhân
– Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định.
– Phạm vi đại diện: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của các bên giao đại diện
1.4. Thời hạn đại diện cho thương nhân
– Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận.
– Trong Trường hợp không có thỏa thuận và thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng theo quy định
– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.
– Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều luật này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao, đối với các giao dịch mà được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
1.5. Nghĩa vụ và quyền của bên đại diện
Tại Điều 145. Nghĩa vụ của bên đại diện quy định:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
2. Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
3. Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
4. Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
6. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
– Quyền hưởng thù lao đại diện:
+ Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.
+ Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
– Quyền cầm giữ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.
Như vậy, nhà nước và pháp luật đã đề ra các Nghĩa vụ của bên đại diện như Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện, Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền, Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật và các quy định khác được nêu như trên bên đại diện không thực hiện theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. và song song bên cạnh đó là các quyền như:
+ Quyền hưởng thù lao đại diện
+ Quyền cầm giữ
1.6. Nghĩa vụ của bên giao đại diện
Tại Điều 146. Nghĩa vụ của bên giao đại diện quy định:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;
2. Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;
4. Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.
Căn cứ như trên thì Nghĩa vụ của bên giao đại diện được quy định để nhằm đảm bảo các bên bên giao đại diện đảm bảo thực hiện công việc của mình và các trách nhiệm khác trong việc giao đại diện như Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện, Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện, Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện và lưu ý phải Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.
2. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân không?
Bên đại diện trong quan hệ Đại diện cho thương nhân có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân khác
Khái niệm đại diện cho thương nhân được quy định tại Điều 141 Luật thương mại, đó là “việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (được gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và hưởng thù lao về việc đại diện”.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân chủ yếu được xác định thông qua các điều khoản của hợp đồng, ngoài ra còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định. Điều 145 Luật thương mại quy định về nghĩa vụ của bên đại diện, trong đó không có quy định cấm việc đại diện cho nhiều thương nhân cùng một thời điểm. Khoản 4 Điều luật này quy định “bên đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện”. Quy định này không có nghĩa bên đại diện trong quan hệ Đại diện cho thương nhân không thể làm đại diện cho nhiều thương nhân khác cùng một lúc. Bên cạnh đó, trong trường hợp hợp đồng giữa bên đại diện và bên giao đại diện không có quy định hạn chế việc đại diện cho nhiều thương nhân khác thì bên đại diện trong quan hệ Đại diện cho thương nhân có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân khác.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về các thông tin liên quan tới nội dung Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân không? và các thông tin pháp lý về vấn đề này.