Trong pháp luật về dân sự thì không thể không nhắc đến biện pháp bảo lãnh bởi đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà pháp luật đã quy định. Biện pháp này phát sinh và được áp dụng khá phổ biến tuy nhiên phải được thỏa thuận giữa các bên tham gia. Cùng bài viết tìm hiểu về bên bảo lãnh.
Mục lục bài viết
1. Bên bảo lãnh là gì?
Để có thể hiểu rõ về khái niệm bảo lãnh thì tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba hay còn được gọi là bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền hay còn gọi là bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ hay còn gọi là bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Trong thỏa thuận bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình duois sự cho phép của pháp luật.
Bảo lãnh ngân hàng cũng là một loại bảo lãnh và theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thì bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Theo đó trong bảo lãnh ngân hành thì bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Như vậy, từ những khái niệm trên ta có thể rút ra bảo lãnh chính là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong dân sự, trong bảo lãnh được chia ra làm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh mỗi bên sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng thỏa thuận.
2. Đặc điểm của bên bảo lãnh:
Như chúng ta đã biết, bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, do đó, bảo lãnh mang những đặc điểm chung như sau:
– Bảo lãnh chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên chủ thể.
– Biện pháp bảo lãnh được coi là hợp đồng phụ, không tồn tại độc lập, luôn được xác lập cùng một hợp đồng hoặc thỏa thuận khác tương đương giá trị hợp đồng chính với mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định.
– Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm bởi ở đây là bảo lãnh có thỏa thuận có thể là thực hiện thay nghĩa vụ của bên được bảo lãnh nên sẽ phát sinh giá trị về vật chất.
– Mục đích của việc bảo lãnh chính là bảo đảm được việc thực hiện hợp đồng chính, có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra khi đó bên bảo lãnh sẽ là bên đứng ra thực hiện thỏa thuận về quyền và lợi ích đã xác lập.
– Phạm vi của các biện pháp bảo đảm được xác định là không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp nếu giữa các bên không có thỏa thuận khác thì sẽ được xác định phạm vi là toàn bộ nghĩa vụ chính.
– Bảo lãnh vừa mang tính chất pháp định, vừa mang tính chất ước định.
Ngoài những đặc điểm chung trên thì bảo lãnh có những đặc điểm riêng:
– Bảo lãnh là biện pháp mang tính đối nhân tức là được thực hiện khi có các bên tham gia hợp đồng nhưng có thể được xác định là có thể không hoàn thành được nghĩa vụ theo đúng thời hạn và để đảm bảo hợp đồng được hoàn thành thì các bên buộc phải có biện pháp bảo lãnh chính nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng đó.
– Bên bảo đảm trong bảo lãnh được mặc định là người thứ ba. Người thứ ba có thể sẽ dùng tài sản của mình hoặc cam kết thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính nếu bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền.
3. Khác biệt trong biện pháp bảo lãnh khi xác định chủ thể của bảo lãnh:
Biện pháp bảo lãnh có nhiều điểm khác so với cầm cố và thế chấp bởi lẽ, trong bảo lãnh có xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, đó là bên bảo lãnh. Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố và thế chấp được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ thế chấp tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết thực hiện nghĩa vụ thay của người thứ ba đối với bên có quyền. Do vậy, biện pháp bảo lãnh làm xuất hiện các mối quan hệ sau đây:
– Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh được hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa A với C là quan hệ bảo lãnh được hình thành từ sự thỏa thuận giữa A và C, quan hệ giữa C với B chỉ phát sinh khi C đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A tức là thực hiện nghĩa vụ hoàn lại.
– Về chủ thể: chủ thể của quan hệ bảo lãnh là A và C, trong đó A là bên nhận bảo lãnh, C là bên bảo lãnh; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là A và B, trong đó A là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại là C và trong đó C là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ.
– Về sự liên hệ giữa các quan hệ: quan hệ giữa A với B là quan hệ có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng bảo lãnh và có thể xác định B ở đây đồng thời được gọi là bên được bảo lãnh; quan hệ giữa A với C là quan hệ bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của B; quan hệ giữa C với B là quan hệ mà trong đó B phải hoàn trả cho C các lợi ích mà C đã thay B thực hiện cho A.
Như vậy, khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra thì ngoài các bên chủ thể trong quan hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh (C) và bên nhận bảo lãnh (A), còn có một chủ thể liên quan là bên được bảo lãnh (B).
Bên được bảo lãnh luôn là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc không biết về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.
Về đối tượng bảo lãnh
Đối tượng của bảo lãnh pháp luật xác định là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên vấn đề chính ở đây là để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp tương ứng để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
Phạm vi bảo lãnh
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Ở đây nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, từ những nọi dung trên có thể thấy bảo lãnh là một biện pháp có thể nói là được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực, tùy theo các lĩnh vực mà xác định được nội dung, hình thức và đối tượng tham gia, đối tượng được bảo lãn. Với nội dung trình bày ở trên về đối tượng trong dân sự được hình thành khi các bên tham gia thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh và những trường hợp thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh.
So với