Trong quá trình giao kết hợp đồng giữa các chủ thể, việc tuân theo nội dung hợp đồng là điều bắt buộc, đặc biệt là việc thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên nhiều điều kiện khách quan khiến nghĩa vụ không thể thực hiện, trong pháp lý người ta gọi đó là sự kiện bất khả kháng.
Mục lục bài viết
1. Bất khả kháng là gì?
Khái niệm bất khả kháng gắn với cụm từ “sự kiện bất khả kháng”, theo đó sự kiện bất khả kháng được hiểu sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.(Khoản 1 Điều 156
Bất khả kháng trong Tiếng anh là “Force Majeure Clause”.
2. Khái quát về hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 385,
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự:
– Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
– Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
– Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.
Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật đã quy định cụ thể.
Nội dung của hợp đồng:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Các loại hợp đồng chủ yếu:
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
3. Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng:
Thực tế cho thấy không có bất kỳ luật hay tài liệu nào liệt kê hết các trường hợp, các sự kiện được công nhận là bất khả kháng. Do đó, việc xác định hiện tượng, sự kiện nào được coi là trường hợp bất khả kháng là nhiệm vụ của các bên đương sự của hợp đồng hoặc của
Một là, bất khả kháng phải là hiện tượng khách quan bất lợi, ngoài ý chí của các bên đương sự. Điều này có ý nghĩa là các bên đương sự có mong muốn hay không thì hiện tượng khách quan đó vẫn xảy ra, không hề phụ thuộc vào sự tác động của bên nào, kể cả bên vi phạm hợp đồng. Yếu tố lí trí của bát kỳ đương sự nào cũng không có ý nghĩa gì đối với hiện tượng khách quan đã xảy ra. Hiện tượng khách quan phát sinh, tồn tại và chấm dứt một cách độc lập đối với ý chí của các bên đương sự.
Hai là, bất khả kháng là hiện tượng khách quan không thể lường trước được. Thời điểm mà các bên đương sự không lường trước được là lúc ký hợp đồng. Điều này được hiểu là vào lúc ký hợp đồng, các bên không dự kiến, không lường trước được hiện tượng khách quan sẽ xảy ra dù đã áp dụng mọi biện pháp biện pháp và trình độ khoa học kĩ thuật sẵn có nhưng sau khi kí hợp đồng, hiện tượng khách quan mới phát sinh. Do không dự kiến được hoàn cảnh khách quan vào lúc kí hợp đồng nên sau đó, khi hoàn cảnh ấy phát sinh cản trở trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng của đương sự, buộc đương sự phải vi phạm hợp đồng. Nếu vào lúc kí hợp đồng, các bên đã dự kiến được hiện tượng khách quan bất lợi thì hoặc là các bên không kí hợp đồng hoặc kí nhưng đề ra biện pháp giải quyết để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng và do đó dù hiện tượng khách quan này có phát sinh cũng không được coi là bất khả kháng.
Như vậy, để đáp ứng điều kiện không lường trước được thì hiện tượng khách quan phải xảy ra sau khi kí hợp đồng. Bởi vì, nếu hiện tượng khách quan đã phát sinh trước khi kí hợp đồng thì không thể nói là không lường trước được mà đã biết trước rồi. Từ đó, bất kì hiện tượng khách quan nào đã xảy ra trước khi kí hợp đồng, sau này đều không được coi là trường hợp bất khả kháng đối với bên vi phạm hợp đồng đế được miễn trách nhiệm.
Ba là, bất khả kháng phải là hiện tượng khách quan không thể khắc phục được. Điều kiện này được giải thích là khi hiện tượng khách quan phát sinh, đương sự đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để khắc phục nhưng không thể khắc phục được và vì hậu quả không thể khắc phục được đó mà bên đương sự không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Chẳng hạn, sau khi kí hợp đồng bán xi măng, bão xảy ra làm sập nhà máy xi măng của người bán nên người bán không có xi măng để giao. Nếu hiện tượng khách quan xảy ra mà bên gặp phải có thể khắc phục được hậu quả của nó nhưng không khắc phục, cứ để cho nó xảy ra và do đó vi phạm hợp đổng thì hiện tượng khách quan này không được coi là bất khả kháng để miễn trách nhiệm.
Ví dụ: Sau khi kí hợp đồng bán lạc, bão kéo theo mưa lớn làm cho nước tràn vào kho chứa lạc, lạc bị ẩm nhưng người bán không thực hiện hoạt dộng phơi, sấy nên lạc bị mốc không giao được cho người mua. Trong trường hợp này, hiện tượng bão kéo theo mưa lớn đối với người bán không được coi là bất khả kháng để miễn trách nhiệm.
Các trường hợp bất khả kháng tự nhiên ví dụ như thiên tai (bão, lũ lụt,..) và xã hội (chiến tranh, đình công, cháy,…).
Sự kiện bất khả kháng là căn cứ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.(Khoản 2 Điều 351).
Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. (Khoản 3, Điều 541).
Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.(Khoản 2 Điều 556).
Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì gặp bất khả kháng, bên vi phạm phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Phải
-Phải xuất trình giấy tờ chứng nhận về bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh bất khả kháng thực sự đã xảy ra.
– Phải chứng minh quan hệ nhân quả giữa bất khả kháng và việc vi phạm hợp đổng. Bên gặp bất khả kháng phải chứng minh bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng còn việc vi phạm hợp đồng là hậu quả trực tiếp của bất khả kháng.
Nếu bất khả kháng xảy ra mà không có ảnh hưởng gì tới việc vi phạm hợp đổng thì bên vi phạm không được miễn trách nhiệm. Chẳng hạn, bão đổ bộ vào khu vực nhà máy xi măng của người bán nhưng không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động của nhà máy. Sau đó, ngưòi bán giao xi măng chậm 25 ngày và đòi được miễn trách nhiệm vì gặp bão. Trong trường hợp này, bão không phải là nguyên nhân trực tiếp của việc giao hàng chậm nên người bán không được miễn trách nhiệm.
Sự kiện bất khả kháng cần được phân biệt với Điều 420 (thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản):
“Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Cơ sở pháp lý sử dụng tong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015