Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, pháp luật hiện nay đã có những quy định bắt buộc đối với hoạt động công bố ngưỡng đầu vào trong các ngành nghề đào tạo.
Mục lục bài viết
1. Bắt buộc công bố ngưỡng đầu vào với ngành, nghề đào tạo:
Ngưỡng đầu vào là một trong những vấn đề được thí sinh rất quan tâm trong mỗi kỳ thi tuyển. Vì vậy, hoạt động công bố ngưỡng đầu vào của các trường đào tạo hiện nay là một trong những vấn đề bắt buộc và cần thiết. Để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh trong mỗi kỳ đăng ký xét tuyển và trong mỗi kỳ thi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo sẽ tiến hành hoạt động công bố điểm thi tốt nghiệp và công bố ngưỡng đầu vào đối với các ngành nghề đào tạo khác nhau. Nhiều trường đại học và nhiều trường trung học phổ thông chủ động kịp thời ra văn bản công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và xét tuyển theo nhiều phương thức khác nhau, có thể là phương thức thi tuyển hoặc phương thức xét kết quả tốt nghiệp. Nhìn chung thì có thể nói, ngưỡng đầu vào hay còn được gọi là ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, là yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập thể hiện trong kết quả học tập, thể hiện trong kết quả thi tuyển và kết quả đánh giá để thí sinh đó được tuyển chọn, thí sinh có khả năng theo học và hoàn thành chương trình đào tạo tại một cơ sở đào tạo nhất định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh. Theo đó thì, các cơ sở đào tạo có hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với ngành nghề đào tạo nhất định sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Thông báo tuyển sinh không đúng quy định của pháp luật hoặc không chính xác thông tin về ngành nghề đào tạo, thông báo không đúng về trình độ đào tạo và quy mô tuyển sinh, không đúng năm tuyển sinh và địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đúng với thông tin được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, không đúng với thông tin được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc được quy định trong quyết định tự chủ mở ngành nghề đào tạo và quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;
– Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, thông báo tuyển sinh trình độ đào tạo trung cấp hoặc trình độ đào tạo sơ cấp không đúng với thời gian đào tạo được quy định trong chương trình đào tạo do những đối tượng được xác định là người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người đứng đầu trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, người đứng đầu của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học chuyên môn đặc thù và các doanh nghiệp quyết định ban hành;
– Thông báo tuyển sinh không đúng với đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, không đúng với đối tượng tuyển sinh trình độ trung cấp và đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không thực hiện theo đúng quy trình tuyển sinh đã được pháp luật quy định;
– Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tiến hành hoạt động tổ chức kỳ thi tuyển sinh hoặc xét tuyển thí sinh khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện hoạt động báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các điều kiện đảm bảo vấn đề tự chủ trong quá trình quyết định mở ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện quá trình tuyển sinh đối với các ngành nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đầy đủ điều kiện về vấn đề tự chủ quyết định mở ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với các ngành nghề đào tạo có quy định ngưỡng đầu vào.
Theo đó thì có thể nói, hành vi công bố ngưỡng đầu vào với các ngành nghề đào tạo có quy định ngưỡng đầu vào là một trong những hành vi bắt buộc cần phải thực hiện. Cơ sở giáo dục đào tạo có hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với các ngành nghề đào tạo có quy định ngưỡng đầu vào có thể sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào với ngành, nghề đào tạo:
Căn cứ theo quy định khoản 6 Điều 10 của Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, thì các cơ sở giáo dục có hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với các ngành để đào tạo còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Có thể kể đến một số biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong trường hợp này như sau:
– Bắt buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải hủy bỏ kết quả trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Bắt buộc hoàn trả các khoản đã thu của học sinh và sinh viên kèm theo chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải thông báo công khai về việc dừng tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm;
– Bắt buộc chuyển người học khi đáp ứng đầy đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học xong cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đầy đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với người nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả lại đầy đủ các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí liên quan trong quá trình hoàn trả nếu như chuyển được người học đến các cơ sở khác.
3. Thời hiệu xử phạt đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào với ngành, nghề đào tạo:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nói chung và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào với ngành, nghề đào tạo nói riêng. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 01 năm, trừ những trường hợp cơ bản sau đây: Vi phạm hành chính về lĩnh vực kế toán và hóa đơn, vi phạm hành chính trong vấn đề phí và lệ phí, vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và quản lý giá, trong lĩnh vực chứng khoán và sở hữu trí tuệ, trong lĩnh vực xây dựng và thủy sản, trong lĩnh vực lâm nghiệp và điều tra, quy hoạch và thăm dò khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước, vi phạm trong hoạt động dầu khí vào hoạt động khai thác khoáng sản bảo vệ môi trường, trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và quản lý phát triển các công trình hạ tầng cơ sở, trong lĩnh vực đất đai và đê điều, trong hoạt động báo chí xuất bản và xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh hàng hóa và sản xuất buôn bán hàng cấm hoặc hàng giả, quản lý người lao động được xác định là lao động nước ngoài thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính xác được xác định là 02 năm.
Theo đó thì có thể nói, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có hành không công bố ngưỡng đầu vào với ngành, nghề đào tạo được xác định là 01 năm theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2022;
– Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.