Mục lục bài viết
1. Phương trình phản ứng Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O:
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 ↓ + Na2CO3 + 2H2O
– Điều kiện phản ứng
Không có
– Cách thực hiện phản ứng
Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với muối NaHCO3
– Hiện tượng nhận biết phản ứng
Khi cho NaHCO3 vào bari hidroxit sinh ra kết tủa trắng bari cacbonat
2. Tính chất của các chất tham gia phản ứng:
2.1. Ba(OH)2:
* Tính chất hoá học:
– Ba(OH)2 Phản ứng với các axit
– Ba(OH)2 Phản ứng với oxit axit
– Ba(OH)2 Phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối
– Ba(OH)2 Phản ứng thuỷ phân este
– Ba(OH)2 Phản ứng với muối
– Ba(OH)2 Tác dụng với hợp chất lưỡng tính
2.2. NaHCO3:
* Tính chất vật lý: NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị phân huỷ tạo ra Na2CO3 và khí CO2
* Tính chất hoá học:
– Nhiệt phân NaHCO3 tạo thành muối và giải phóng CO2
– Thuỷ phân NaHCO3 tạo thành môi trường Bazo yếu
– Tác dụng NaHCO3 với axit mạnh tạo thành muối và nước: tác dụng với axit sunfuric hoặc axit clohidric.
– NaHCO3 tác dụng với bazo tạo thành muối mới và bazo mới
* Ứng dụng: NaHCO3 được ứng dụng rộng rãi để làm chất phụ gia, có tác dụng tốt đối với chế biến món ăn, làm bánh, làm mềm thịt,… Được ứng dụng trong y tế để chống toan hoá máu và chống acid dạ dày,…
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Vì sao Không gặp Ba và các kim loại kiềm thổ khác trong tự nhiên ở dạng tự do?
a, Do thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ
B. Do kim loại kiềm thổ hoạt động hoá học mạnh
C. Do kim loaii kiềm thổ dễ tan trong nước
D. Do kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân
Đáp án: Chọn B. Không gặp Ba và các kim loại kiềm thổ khác trong tự nhiên ở dạng tự do là vì kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.
Câu 2: Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với NaHCO3 có hiện tượng gì xảy ra không?
A. Xảy ra hiện tượng kết tủa trắng
B. Không xảy ra hiện tượng gì
C. xảy ra hiện tượng kết tủa xanh
D, Xảy ra hiện tượng kết tủa nâu đỏ
Đáp án: Chọn A. Dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với NaHCO3 làm xảy ra hiện tượng kết tủa trắng.
Bài 3: Hấp thụ hoàn toan 2,688 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị của a.
A. a = 0,04
B. a = 0,048
C. a = 0,06
D. a = 0,032
Hướng dẫn giải chi tiết: Chọn A. a = 0,04
NCo2 = 0,12
nNaCO3 = 0,08 => Ba(HCO3)2 =0,02(BT.C) => a = (0,08 + 0,02) : 2,5 = 0,04 (BT.Ba)
Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào dung dịch chứa 0,15 ml NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. m = 14,775
B. m = 19,7
C. m = 19,85
D. m = 29,55
Hướng dẫn giải chi tiết: Chọn D. m = 29,55
nCO2 = 0,15mol
nOH- = 0,15 + 0,15 . 2 = 0,45 mol
nOH- /nCO2 = 0,45/0,15 = 3 > 2 => Chỉ tạo muối CO32-
nCO32- = nCO2 = 0,15mol
=> nBaCO3 = 0,15 mol => m = 197, 0,15 = 29,55 gam.
Bài 5: Cho 4,42 gam hỗn hợp 3 muối: k2CO3; Na2CO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCL. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,74 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là bao nhiêu?
A. Thể tích khí CO2 là 0,224 lít
B. Thể tích khí CO2 là 0,448 lít
C. Thể tích khí CO2 là 0,672 lít
D. Thể tích khí CO2 là 0,448 lít
Hướng dẫn giải chi tiết: Chọn C. Thể tích khí CO2 là 0,672 lít
Phương trình hoá học: CO32- + 2H+ → H2O + CO2 bay hơi
x 2x
m muối cacbonat = m KL + m cacbonat = m KL + 60 * x = 4,41 (1)
m muối clorua = m KL + m clorua = m KL + 35,5 * 2x = 4,74 (2)
=> x =0,03 mol
VCO2 = 0,672 lít
Bài 6: Dung dịch X chứa hỗn hợp Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là bao nhiêu?
A. V = 3,36 lít
B. V = 2,24 lít
C. V = 4,48 lít
D. V = 1,12 lít
Hướng dẫn giải chi tiết: Chọn D. V = 1,12 lít
CO3 + H+ → HCO3- (1)
0,15 0,15 0,15
HCO3- + H+→ CO2 + H2O (2)
0,05 0,05 0,05
=> VCO2 = 0,05 * 22,4 = 1,12 lít
Bài 7: Trộn 150ml dung dịch X chứa hỗn hợp Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250ml dung dịch HCl 2M. Tính thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn
Lời giải:
nCO32- = 0,15 + 0,075 = 0,225 (mol)
nH+ = 0,25 . 2 = 0,5 mol
Do trộn dung dịch X với dung dịch HCl nên phản ứng xảy ra có khí CO2 thoá ra ngay phản ứng:
CO32- + 2H+ → H2O + CO2 bay hơi
Ta có: nH+ phản ứng = 2.nCO32- = 2. 0,225 = 0,45 <0,5 => CO32- hết và H+ dư => nCO2 = nCO32- = 0,225.
Bài 8: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06mol Na2CO3. Thể tíc khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là?
Đáp số: Thể tích khí CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là 0 lít
Bài 9: Nhỏ từ từ từng giọt đến khi hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M sau phản ưng thu được số mol CO2 là bao nhiêu?
Đáp số: Sau phản ứng thu được số mol CO2 là 0,01 lít
Bài 10: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong voà dung dịch X thấy có kết tủa xuất hiện hiện. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là?
Đáp số: Biểu thức giữa V và a, b là: V = 22,4 . (a – b)
Bài 11: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến khi không còn khí thoát a thì ngừng dung dịch X chứa 0,3 mol K2CO3 và 0,6 mol NaHCO2 vào 500ml dung dịch HCl 2M sinh ra bao nhiêu mol CO2?
Đáp số: sinh ra 0,75 mol CO2.
Bài 12: Nhỏ từ từ giọt cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng dung dich X chứa 0,6 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 vào 500ml dung dịch HCl 2M sinh ra bao nhiêu mol CO2.
Đáp số: Sinh ra 0,6 mol CO2
Bài 13: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến khi không còn khí thoát ra thì nhừng dung dịch X chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,6 mol KHCO3 vào 400ml dung dịch HCl 2M sinh ra bao nhiêu mol CO2?
Đáp số: Sinh ra 0,64 mol
Bài 14: Cho 10.5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn
a, Tính phần trăm khối lượng X
b. Lấy 21 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 với thành phần phần trăm như trên tác dụng với dung dịch Hcl vừa đủ (không có khí CO2 bay ra). Tính thể tích dung dịch HCl 2M cân dùng?
c, Nếu thêm từ từ 0,12 lít dung dịch HCl 2M vào dung dịch chứa 21 gam hỗn hợp X trên. Tính thể tích Co2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn
Bài 15: Hoà tan a gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 vào nước thu được 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.
a, Tính giá trị a
b, Người ta cho từ từ dung dịch A vào 100ml dung dịch HCl 1,5M. Tính thể tích của CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn thoát ra .
Đáp án:
A, a= 18,96 gam
B, Thể tích khí CO2 ở điểu kiện chuẩn thoá ra là 2,184 lít
Câu 16: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
A. 4 B. 2
C. 5 D. 3
Đáp án: D
Hướng dẫn giải:
Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2CO2 + 2H2O
Câu 17: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.
C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.
D. Không xuất hiện kết tủa.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (Lúc đầu OH– rất dư so với CO2)
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
THAM KHẢO THÊM: