Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thế nào là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự? Các biện pháp dân sự gồm những biện pháp nào?
Quyền sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự được nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng việc quy định cụ thể trong pháp luật. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và khi có xảy ra hành vi xâm phạm quyền, tùy theo tính chất, mức độ nguy hại của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý theo các biện pháp khác nhau. Một trong số đó là xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự là việc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra khởi kiện ra
– Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
– Chứng minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xảy ra bằng các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
b) Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
– Chứng minh các yêu cầu khác.
Trên cơ sở xem xét yêu cầu đó của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ, để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự sau:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.