Một số khái niệm về khu công nghiệp? Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao?
Theo quy định của pháp luật thì đối với việc bảo vệ môi tường trong bất cứ hoạt động, nơi làm việc đặc biệt là ca nơi công cộng là điều càn thiết cần phải thực hiện. Trong khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao rất cần đến sự bảo vệ này bởi lẽ môi trường chính là tác đọng đến hiệu quả làm việc và năng suất sản phẩm làm ra, đảm bảo cho chính cả những người tham gia lao động tại nơi này.
1. Một số khái niệm về khu công nghệ cao?
Khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao được pháp luật quy định rõ ràng trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế như sau:
Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ đây được coi là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể dưới một hình thức nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
Tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra khu công nghiệp có thể không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
+ Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp. Khi xây dựng khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài ví dụ như áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động với mục đích giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao?
Trong các biện pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp, chế xuât, công nghệ cao thì việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp là hoàn toàn cần thiết va được thực hiện như sau:
– Thứ nhất, về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp bao gồm một số hệ thống với chứng năng khác nhau như hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung tùy từng khu nhưng mặt bằng chung là có hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải.
Ngoài ra còn xây dựng khu vực lưu giữ chất thải rắn trong trường hợp cần thiết, hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Để đảm bảo chức năng của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trước khi đưa khu công nghiệp, chế xuất,.. vào hoạt động thì bắt buộc phải hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa sau đó mới đưa vào hoạt động khu công nghiệp.
– Thứ hai, xây dựng bộ phận quản lý nước thải quy định tại Điều 9 tại Thông tư 35/2015/TT-BTNMT như sau:
Về quản lý việc xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải được xử lý theo điều kiện ghi trong
Còn đối với nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý phải có hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị có chức năng phù hợp theo quy định hiện hành về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
Về xây dựng mạng lưới thu gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải phải được thường xuyên duy tu, bảo dưỡng định kỳ để bảo đảm luôn trong điều kiện vận hành bình thường.
Về quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung thì từng đơn nguyên hoặc nhà máy xử lý nước thải tập trung phải vận hành thường xuyên theo quy trình công nghệ đã được phê duyệt, bảo đảm xử lý toàn bộ nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trong hoạt động quản lý vận hành nhà máy phải có nhật ký vận hành được ghi chép đầy đủ, lưu giữ để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, trong nhật ký vận hành bảo đảm gồm các nội dung như lượng nước thải, lượng điện tiêu thụ, hóa chất sử dụng, lượng bùn thải.
Các thiết bị danh cho việc đo lưu lượng nước thải đầu vào, thiết bị quan trắc tự động duy trì hoạt động 24/24 giờ và truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương kiểm tra, quản lý và xử lý những trường hợp cần thiết.
Số lượng người tham gia quản lý phải có ít nhất ba người quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung, trong đó cán bộ phụ trách phải có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành công nghệ môi trường, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, kỹ thuật điện hoặc kỹ thuật cấp, thoát nước.
– Thứ ba, xây dựng quản lý khí thải và tiếng ồn trong khu công nghiệp
Trong hoạt động vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp không thể bảo đảm được việc phát sinh khí thải, tiếng ồn chính vì vậy, ban quản lý phải đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, giảm thiểu tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường để hạn chế mức ảnh hưởng tối thiểu.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phát sinh khí thải thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP theo quy định phải thực hiện đăng ký chủ nguồn khí thải, quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để cơ quan có những biện pháp xử lý kịp thời hỗ trợ cho hoạt động.
– Thứ tư, là quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong khu công nghiệp thì để quản lý được các chất thải này thì cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại và xây dựng biên pháp tự xử lý đối với loại chất thải dễ phân hủy hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Thứ năm, xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khu công nghiệp.
Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của khu công nghiệp phải bao gồm các đề án kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường thực hiện theo các nội dung chính như:
+ Xác định và đánh giá nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp, dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với từng loại nguy cơ đối với các sự cố môi trường.
+ Đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với từng sự cố môi trường để lấy cơ sở xây dựng biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường đó một cách hợp lý dễ thao tác.
+ Xây dựng phương án bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm luôn sẵn sàng ứng phó và khắc phục đối với từng tình huống sự cố môi trường. Đề ra kế hoạch tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
+ Bên cạnh lực lượng tại chỗ thì cần lắp đặt, kiểm tra và bảo đảm các thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường.
+ Xây dựng cơ chế thực hiện, phương thức thông báo, báo động để có thể thuận tiện cho việc huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị trong và ngoài khu công nghiệp một cách nhanh nhất để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường. Thành lập riêng đối với cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan tại khu vực trong quá trình ứng phó sự cố môi trường.
Theo đó, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là người có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nêu ở nội dung trên để đảm bảo an toàn trong môi trường hoạt động khu công nghiệp.
Thứ sáu, bảo vệ môi trường khi có điều chỉnh quy mô, quy hoạch, hoạt động trong khu công nghiệp.
Đối với việc bảo vệ môi trường áp dụng khi điều chỉnh quy mô thì trong quá trình xây dựng và hoạt động của khu công nghiệp, nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng phải gửi báo cáo với nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 16
Trong thời hạn xử lý báo cáo là hai mươi ngày làm việc tính thời gian bắt đầu từ khi nhận được báo cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo kết quả cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Trường hợp cần thiết cần được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức đoàn kiểm tra thực tế, lấy ý kiến chuyên gia và cơ quan có liên quan để xem xét, quyết định tực tiếp trong thời hạn ngắn nhất.
Thông qua nội dung trình bày trên thì việc xây dựng các phương pháp, đề án kế hoạch cho việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao là cần thiết, luôn luôn đảm abor có đầy đủ các biện pháp cần thiết sẵn sàng ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp.