Quy định về Bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu thế nào về bảo vệ môi trường? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Môi trường là các điều kiện tự nhiên và nhân tạo xung quanh con người, vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống của con người không ai có thể phủ nhận được. vì thế việc bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng. Vậy để hiểu thêm về bảo vệ môi trường là gì và Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề nay.
Cơ sở pháp lý: Luật Môi trường 2020
Tổng đài luật sư
1. Quy định về Bảo vệ môi trường
1.1. bảo vệ môi trường là gì
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đang rấ được sự quan tâm và nhất là đối với Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vì hiện nay cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển Căn cứ dựa trên Luật Môi trường 2020
1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu
Như vậy, Mục đích của các hoạt động bảo vệ môi trường là để có các biện pháp phòng ngùa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường , Vì Môi trường là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo xung quanh chúng ta, chính vì thế mà bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính bản thân và mọi người xung quanh.
1.2. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Tại Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường Luật báo vệ môi truong 2020 quy định về việc Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
Việc Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế và xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.. đan xen với các quy định về Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
– Căn cứ vào các điều khoản như trên, Hoạt động bảo vệ môi trường phải thực hiện dựa trên các Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như trên, Các chính sách đề ra như trên một mặt vừa cho thấy sự quan trọng và quan tâm của nhà nước và pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường. Một Mặt vừa đề ra các chính sách để nhà nước có thể quản lý việc bảo vệ môi truong thông qua các quy định của pháp luật.
– Mục đích của việc đề ra các chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước như đã nêu trên sẽ thúc đẩy các hoạt động như Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. và để Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế bền vững đan xen với việc bảo vệ các yếu tố môi trường.
2. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Hiện nay việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết vì sự tăng cao với sự hoạt động các loại hình đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Ở các loại hình này đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có các chất thải khác nhau gây ảnh hưởng đến môi trường cần được xử lý và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó cần đan xen giữa sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với bảo vệ các yếu tố của môi trường cụ thể Tại Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;
c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;
d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;
b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;
đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp đối với công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành lộ trình thực hiện đối với cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường.
Theo đó thì các Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm theo quy định của pháp luật về Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp theo quy định phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư để bảo vệ sức khỏe cho người dân xung quanh khu vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ đó.
Ngoài ra còn các quy định như phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, Theo đó có thể thấy các quy định về trách nhiệm Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để bảo vệ người dân và cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng và các tác động xấu ví dụ như các chất ô nhiễm độc hại ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của người dân sinh sống hay sự tồn tại của các loài sinh vật dưới lòng đất và trên cạn..
Chính vì thế mà pháp luật đã có các quy định để việc thực hiện về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được đi vào hoạt động một cách hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo về các giá trị của môi trường, Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường thì đó mới được xem là phát triển bền vững, mục tiêu mà không chỉ riêng Việt Nam hướng tới. Đối với những trường hợp có các dấu hiệu của việc gây ô nhiễm môi trường hay gây ô nhiễm môi trường thì cần được xử lý nghiêm minh. Những chủ thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải chịu trách nhiệm về các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dựa trên quy định của pháp luật hiện hành