Bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Quy định của pháp luật hiện hành và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Đất nước ta có hơn 3.260 km bờ biển, kết hợp với địa lý thuận lợi nên được coi là quốc gia tiềm năng để phát triển kinh tế biển như hàng hải, du lịch, dịch vụ, khai thác hải sản, dầu, khí. Nhưng biển đang ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, đó là một thực tế. Quản lý, bảo vệ môi trường biển trước một cảnh báo nghiêm khắc đang cần một tầm nhìn mới.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định kinh tế biển là mũi nhọn, nhằm đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhưng chỉ có thể phát triển bền vững khi quản lý giữ gìn, bảo vệ tốt môi trường biển. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải đi cùng bảo vệ, tái tạo để tránh ô nhiễm môi trường cũng như sự cố thiên nhiên.
Theo quy định tại Chương V
“Điều 49. Quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biển và hải đảo phải có nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
4. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo phải chủ động ứng phó sự cố môi trường và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.
5. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, hải đảo, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, khu di sản tự nhiên và hải đảo phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường.
Điều 50. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Chất thải từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển và hải đảo phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động trên biển và hải đảo sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
3. Việc nhận chìm, đổ thải ở biển và hải đảo phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại chất thải và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biển và hải đảo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 51. Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo có nguy cơ gây sự cố môi trường phải có kế hoạch, nguồn lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cảnh báo,
Theo quy định tại Điều 29
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;
b) Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển không tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển;
d) Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng, các công trình khai thác dầu khí trên biển quá thời gian phải xử lý;
đ) Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định; đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.
6. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả”
Như vậy, đối với các hành vi vi phạm các quy định về môi trường biển có thể bị áp dụng hình phạt tiền với mức tối đa là 1.000.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng các hình phạt khác như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả…