Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Bảo trì nhà biệt thự là gì? Sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự?

Tư vấn pháp luật

Bảo trì nhà biệt thự là gì? Sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự?

  • 12/05/202212/05/2022
  • bởi Lê Thị Hồng Gấm
  • Lê Thị Hồng Gấm
    12/05/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Bảo trì nhà biệt thự là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự? Trách nhiệm của chủ sở hữu, đơn vị quản lý nhà biệt thự? Yêu cầu việc bảo trì đối với một số nhóm biệt thự?

    Nhà biệt thự là một loại hình nhà ở được thiết kế và xây dựng đặc biệt riêng. Việc bảo trì nhà biệt thự cũng được thực hiện theo quy định pháp luật đối với nhà ở. Ngoài thời gian sử dụng, người quản lý cần thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà biệt thự. Các công việc được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, tuổi thọ cũng như sự tiện nghi của ngôi nhà. Đối với biệt thự thuộc các nhóm khác nhau thì việc bào trì, cải tạo cũng được thực hiện theo nguyên tắc nhất định. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến bảo trì nhà biệt thự.

    Căn cứ pháp lý: 

    – Luật Nhà ở năm 2014;

    – Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở.

    Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Bảo trì nhà biệt thự là gì?
        • 1.0.1 Nội dung bảo trì nhà biệt thư:
    • 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
    • 3 3. Sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự?
        • 3.0.1 Thực hiện bảo trì theo quy định của pháp luật:
        • 3.0.2 Các quy định pháp luật:
        • 3.0.3 – Tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở.
        • 3.0.4 – Nguyên tắc riêng đối với các nhóm nhà biệt thự:
    • 4 4. Trách nhiệm của chủ sở hữu, đơn vị quản lý nhà biệt thự:
    • 5 5. Yêu cầu việc bảo trì đối với một số nhóm biệt thự:

    1. Bảo trì nhà biệt thự là gì?

    Biệt thự (hay còn gọi là Villa) là một loại hình nhà ở được thiết kế và xây dựng trên một không gian tương đối hoàn thiện và biệt lập tương đối với không gian xây dựng chung. Khái niệm này dùng để chỉ ra các đặc điểm đối với loại hình nhà biệt thự.

    Theo quy định pháp luật, nhà biệt thự cũng là một loại hình nhà được thiết kế, xây dựng, sử dụng như nhà ở. Do đó, quy định đối với bảo trì nhà biệt thự được thực hiện như sau:

     Tại Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định:

     “Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.”

    Xem thêm: Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng?

    Bảo trì là công việc phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Công việc này được thực hiện trong chuyên môn của bên kỹ thuật, xây dựng. Trước tiên là để đảm bảo tính kiên cố, tuổi thọ của công trình xây dựng. Sau là đảm bảo chất lượng nói chung cho công trình nhà ở. Việc bảo dưỡng, bảo trì kết hợp với sửa chữa nếu phát hiện ra hư hỏng cần cải thiện.

    Nội dung bảo trì nhà biệt thư:

    Nội dung bảo trì nhà biệt thự được xác định trong quy định chung về Bảo trì nhà ở như sau:

    Điều 86. 

    – Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở. Chủ sở hữu là người có quyền lợi, trách nhiệm cũng như thực hiện quản lý đối với nhà ở. Để đảm bảo công trình biệt thự có chất lượng, đạt hiệu quả sinh sống. 

    Trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Người quản lý được giao quản lý, sử dụng phải có trách nhiệm trong việc bảo trì nhà biệt thự. 

    – Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng. Công việc này có tính chuyên môn, cần được thực hiện bởi các chủ thể có trình độ, tay nghề và bằng cấp.

    Đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch và pháp luật về tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa. Đặc biệt là đối với nhà ở biệt thự, kiến trúc cần được đảm bảo duy trì. Các công việc bảo trì, bảo dưỡng phải mang đến chất lượng, cải thiện và nâng cao giá trị. 

    – Chủ sở hữu, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở. Đây là yêu cầu chung của việc bảo trì, và càng được đảm bảo đối với nhà biệt thự. Công trình này có tính phức tạp trong thiết kế, thi công. Do đó mà cũng mang đến khó khăn trong tu sửa, bảo dưỡng. 

    Xem thêm: Quy định về thời gian, nghĩa vụ bảo trì nhà chung cư đối với chủ đầu tư

    Trường hợp bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

    2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

    Bảo trì nhà biệt thự tiếng Anh là Villa house maintenance.

    Sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự tiếng Anh là Using and maintaining, renovating the villa house.

    Bảo trì nhà biệt thự được tiến hành thực hiện như sau:

    3. Sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự?

    Thực hiện bảo trì theo quy định của pháp luật:

    Việc bảo trì nhà biệt thự đ­ược thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng. Nội dung quy định được quy định cụ thể trong khoản 2 Điều 34 của Nghị định 99. 

    Đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử-văn hoá thì việc bảo trì phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh. Tức là phải đảm bảo các giá trị chất lượng, nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa gắn với công trình.

    Các quy định pháp luật:

    Nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, theo đó:

    Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    Xem thêm: Nguồn kinh phí và chi phí bảo trì công trình xây dựng

    – Tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở.

    + Quy định này được xác định trong mục đích để ở thông thường của nhà biệt thự. Đảm bảo chất lượng công trình đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, yếu tố tiện nghi. Việc bảo trì tuân thủ quy định chung, bởi nhà biệt thự là một dạng nhà ở.

    + Trường hợp là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước còn phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Bởi tính chất sở hữu thể hiện yêu cầu, quy hoạch của nhà nước đối với việc bảo trì. Việc quản lý, sử dụng cũng gắn với mục đích của nhà nước trong giá trị của công trình nhà biệt thự.

    + Trường hợp là nhà ở có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa. Bởi nó phải đảm bảo chất lượng, ý nghĩa và giá trị cộng đồng.

    – Nguyên tắc riêng đối với các nhóm nhà biệt thự:

    + Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm một thì phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. Bởi đây là các công trình có giá trị văn hóa, kiến trúc, thể hiện ý nghĩa quản lý cộng đồng trong trách nhiệm quản lý của nhà nước.

    Trường hợp thực hiện việc bảo trì đối với biệt thự nhóm 1 mà có thay đổi về màu sắc, vật liệu thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sau khi có ý kiến góp ý của cơ quan quản lý về xây dựng – kiến trúc và cơ quan quản lý về văn hoá cấp tỉnh. Bởi việc quản lý được thực hiện bởi UBND cấp tỉnh. Cũng như để đảm bảo yếu tố văn hóa, kiến trúc cả bên trong và bên ngoài của nhà biệt thự. 

    + Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm hai thì phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài. Đảm bảo các giá trị kiến trúc, văn hóa cũng như thể hiện đặc điểm cấu trúc nguyên vẹn theo thời gian;

    + Đối với nhà biệt thự thuộc nhóm ba thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng. Bởi các công trình nhà biệt thự này có thể sử dụng trong nhu cầu sinh hoạt, nhà ở.

    Việc phân loại, xác định các nhóm thùy thuộc vào căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định.

    Xem thêm: Quy định về đóng phí bảo trì nhà chung cư

    4. Trách nhiệm của chủ sở hữu, đơn vị quản lý nhà biệt thự:

    – Chủ sở hữu, đơn vị quản lý nhà biệt thự có trách nhiệm bảo trì nhà biệt thự. Trong từng trường hợp mà trách nhiệm đó thuộc về chủ sở hữu hoặc đối tượng có trách nhiệm quản lý. Phải đảm bảo xác định được trách nhiệm của chủ thể bảo trì nhà biệt thự theo định kỳ, ổn định.

    – Trong trường hợp ng­ười sử dụng không phải là chủ sở hữu muốn thực hiện việc bảo trì phần sở hữu riêng thì phải đ­ược chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản. Phải đảm bảo các nhu cầu, quyền lợi cũng như chất lượng của bào trì theo mong muốn, sự cho phép của chủ sở hữu. Không được tự ý thực hiện việc bảo dưỡng, bảo trì làm thay đổi cấu trúc, kết cấu nhà biệt thự.

    – Đối với nhà biệt thự có nhiều chủ sở hữu: Mỗi chủ sở hữu có trách nhiệm thực hiện bảo trì đối với phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà biệt thự đó. Việc quản lý, sử dụng và nhu cầu khai thác được đảm bảo xác định riêng từng phần cho từng người. Cũng như đảm bảo chất lượng chung được duy trì ổn định trong nhu cầu của đồng sở hữu.

    Người đại diện các chủ sở hữu trong nhà biệt thự nhận đóng góp theo thoả thuận giữa các chủ sở hữu. Từ đó tiến hành việc bảo trì phần sở hữu chung theo nhu cầu của các chủ sở hữu, theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp không có thoả thuận thì kinh phí được phân bổ tương ứng với diện tích sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

    5. Yêu cầu việc bảo trì đối với một số nhóm biệt thự:

    Việc bảo trì nhà biệt thự (bao gồm biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 và biệt thự nhóm 3) phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Thông tư này, pháp luật về quản lý quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về nhà ở. Tùy thuộc từng nhóm biệt thự mà xác định quy định cần áp dụng trong thực tế. 

    Để hiểu hơn về tiêu chí xác định các nhóm biệt thự, cùng tìm hiểu các quy định tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định:

    “Điều 34. Phân loại và quản lý, sử dụng nhà biệt thự

    1. Nhà biệt thự được phân thành ba nhóm sau đây:

    Xem thêm: Nguồn hình thành Quỹ bảo trì đường bộ

    a) Biệt thự nhóm một là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

    b) Biệt thự nhóm hai là biệt thự không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa do Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Nhà ở xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

    c) Biệt thự nhóm ba là biệt thự không thuộc diện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.”

    Từ đó cho thấy quy định của pháp luật đối với việc sử dụng, quản lý hay bảo trì nhà biệt thự. Các chủ thể có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan cần thực hiện việc bảo trì tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

    Xem thêm: Bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Lê Thị Hồng Gấm

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 126 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo trì

    Bảo trì nhà

    Nhà biệt thự


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Villa là gì? Phân biệt Villa và các mô hình lưu trú khác?

    Villa là gì? Ai sở hữu hoặc đến thăm các villa? Sự khác biệt của villa so với các mô hình lưu trú khác?

    Công văn 08/BXD-QLN giải quyết việc mua nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước của bà Nguyễn Thị Thuấn thông qua phiếu chuyển văn bản 853/TTĐT-BĐ do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 08/BXD-QLN giải quyết việc mua nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước của bà Nguyễn Thị Thuấn thông qua phiếu chuyển văn bản 853/TTĐT-BĐ do Bộ Xây dựng ban hành

    Bảo trì sản xuất tổng hợp là gì? Mục đích và vai trò của bảo trì

    Bảo trì sản xuất tổng hợp? Mục đích và vai trò của bảo trì?

    Công văn 4610/UBND-TNMT năm 2014 tăng cường quản lý việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4610/UBND-TNMT năm 2014 tăng cường quản lý việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Công văn số 570TCT/NV7 ngày 13/02/2003 của Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính về việc giá đất bán nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 570TCT/NV7 ngày 13/02/2003 của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính về việc giá đất bán nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước

    Công văn 4490/UBND-TNMT năm 2015 về chỉ đạo biện pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng nhà biệt thự xây dựng trước năm 1954 thành phố Hà Nội

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4490/UBND-TNMT năm 2015 về chỉ đạo biện pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng nhà biệt thự xây dựng trước năm 1954 thành phố Hà Nội

    Công văn 1742/BXD-GĐ năm 2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở tái định cư do Bộ Xây dựng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1742/BXD-GĐ năm 2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở tái định cư do Bộ Xây dựng ban hành

    Bảo trì nhà ở là gì? Phân biệt cải tạo nhà ở và bảo trì nhà ở?

    Bảo trì nhà ở là gì? Cải tạo nhà ở là gì? Phân biệt cải tạo nhà ở và bảo trì nhà ở?

    Nghị quyết 18/2008/NQ-HĐND về đề án Quản lý nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị quyết 18/2008/NQ-HĐND về đề án Quản lý nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Quyết định 116/2009/QĐ-UBND về giá bán nhà ở là nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước cho người đang ở thuê theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 116/2009/QĐ-UBND về giá bán nhà ở là nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước cho người đang ở thuê theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng và xu hướng?

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng khu công nghiệp sinh thái? xu hướng khu công nghiệp sinh thái?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt với quản lý?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt lãnh đạo với quản lý?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi bị stalk?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi tình trạng bị stalk?

    VMware là gì? Cách thức, chức năng và tính năng hoạt động?

    VMware là gì? Chức năng của VMware? Cách thức hoạt động của VMware? Tính năng hoạt động của VMware?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò của Điều dưỡng đa khoa? Nhiệm vụ của Điều dưỡng đa khoa? Chức năng của Điều dưỡng đa khoa?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam? Quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức quản lý đầu tư công hiện nay. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả.

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Các lợi ích, cách lập và lấy ví dụ?

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của lập kế hoạch dòng tiền? Lợi ích của lập kế hoạch dòng tiền? Lấy ví dụ về lập kế hoạch dòng tiền?

    Ngoại thương là gì? Ngành ngoại thương và hợp đồng ngoại thương?

    Ngoại thương là gì? Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương. Ngành nào thuộc khối ngoại thương và vai trò của ngoại thương: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

    Luân chuyển ngành là gì? Nội dung và ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Luân chuyển ngành là gì? Luân chuyển ngành có tên trong tiếng Anh là gì? Nội dung của luân chuyển ngành? Ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Kinh tế xã hội là gì? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội?

    Kinh tế xã hội là gì? Hiểu biết về kinh tế xã hội? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội và các giai cấp xã hội?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Thanh toán quốc tế là gì? Đặc điểm của thanh toán quốc tế? Vai trò của thanh toán quốc tế? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, tác động và phương pháp xác định?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái? Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì? Ví dụ hoạt động chào về hoạt động chào hàng?

    Cho thuê tài chính là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính?

    Cho thuê tài chính (Financial leasing) là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính? Lợi ích của việc cho thuê tài chính? Các hình thức cho thuê tài chính thường dùng tại Việt Nam?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá