Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung? Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở?
Hiện nay vấn đề bảo trì, cải tạo nhà ở đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với vicej sử dụng nhà ở, bởi nếu nahf ở không thực hiện bảo trì, cải tạo nhà ở đúng quy định sẽ gây ra những hậu quả và rủi ro không đáng có, và thêm nữa đó là chưa phải ai cũng nắm rõ quy định về các trường hợp nào thì phải bảo trì, cải tạo nhà ở , và tiến hành bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung như thế nào? Vậy tại bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung
Chúng ta có thể hiểu bảo trì nhà ở là việc duy tu hay có thể là bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở đảm bảo an toàn cho người sinh sống và khu vực nhà ở đó. Căn cứ dựa trên khoản 10, Điều 3,
Theo đó, việc bảo trì, cải tạo nhà ở phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 và pháp luật về xây dựng.
Trường hợp cải tạo nhà ở đang cho thuê thì thực hiện theo quy định tại Điều 89 của Luật nhà ở năm 2014; trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở cho phép bên thuê nhà ở tự bỏ kinh phí để cải tạo thì phần nhà ở được cải tạo vẫn thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức được giao quản lý nhà ở đó có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
Bên cạnh việc bảo trì, cải tạo nhà thuộc sở hữu nhà nước thì những nhà ở thuộc sở hữu chung cũng có thể tiến hành bảo trì, cải tạo trên cơ sở những quy định tại Điều 91 Luật nhà ở năm 2014.
Theo đó, các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý.
Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật nhà ở năm 2014.
2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
Căn cứ theo quy định tại điều 88. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
2.1. Quyền trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 88, Luật Nhà ở năm 2014, chủ sở hữu nhà ở có các quyền trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở đó là:
+ Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo. Trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Bên cạnh các quyền trên, chủ sở hữu còn có quyền:
+ Cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý (quy định tại Khoản 1, Điều 87, Luật Nhà ở năm 2014)
+ Nếu chủ sở hữu là bên cho thuê nhà, chủ sở hữu còn có quyền cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng, quyền điều chỉnh giá thuê sao cho hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo (quy định tại Khoản 1, 2, Điều 89, Luật Nhà ở năm 2014)
Sự kiện bất khả kháng có thể được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ, nếu không sửa chữa, cải tạo, căn nhà có thể bị đổ, sập… nguy hiểm cho người sử dụng và bất động sản liền kề, bạn có quyền sửa chữa mà không cần sự đồng ý của bên thuê.
Như vậy, chủ sở hữu có các quyền do pháp luật quy định về việc thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo đối với nhà ở thuộc sở hữu chung và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Theo đó mà chủ sở hữu phải tuân thủ quy định về những quyền được phép đối với trường hợp thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo theo quy định. Nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm đối với các hành vi do chủ sở hữu vi phạm.
2.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
Dựa theo quy định tại khoản 2, Điều 88, Luật Nhà ở năm 2014, chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở như sau:
+ Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
+ Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;
Ngoài các nghĩa vụ được nêu như trên điều luật này thì chủ sở hữu nhà ở còn có các nghĩa vụ khác trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở như các trường hợp mà chủ sở hữu là bên cho thuê nhà, trong quá trình cải tạo, bảo trì nhà ở mà bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở, bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở (quy định tại Khoản 3, Điều 89, Luật Nhà ở năm 2014).
Kết luận: Từ những điều chúng tôi phân tích đã dưa ra như trên chúng ta có thể thấy rằng, đối với việc bảo trì và cải tạo nhà ở thì chủ sở hưu nhà ở có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau do pháp luật quy định, mục đích của việc đề ra quy định này để chủ sở hữu có quyền được thực hiện bảo trì và cải tạo nhà ở đối với tà sản của họ theo quyd dịnh của pháp luật, để họ có thể phát huy các quyền của mình, Ngoài ra bên cạnh đó là quy định về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm phải thực hiện bảo trì và cải tạo nhà ở sao cho đúng quy định, đảm bảo an toàn trong khi sử dụng nhà và khi bảo trì và cải tạo nhà ở. Nếu trong các trường hợp chủ sở hữu trong quá trính bảo trì và cải tạo nhà ở mà gây ra thiệt hại cho các hộ xung quanh..vv thì phải chịu trách nhiệm với vấn đề xảy ra đó.
Trên đây là thông tin