Bao thanh toán (hay còn được gọi là Invoice factoring) là quá trình tài trợ vốn, trong đó một doanh nghiệp thực hiện hành vi cung cấp và bán hóa đơn chưa đến hạn thanh toán của doanh nghiệp đó cho một bên cho vay tài chính. Vậy bao thanh toán là gì? Và các phương thức bao thanh toán được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bao thanh toán là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có quy định cụ thể về khái niệm bao thanh toán. Theo đó, có thể đưa ra khái niệm về bao thanh toán như sau: Bao thanh toán được xem là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc cấp tín dụng cho bên mua hàng thông qua việc mua lại có thực hiện hoạt động bảo lưu quyền truy đòi đối với các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Bao thanh toán cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đơn vị bao thanh toán xem xét và quyết định bao thanh toán khi khách hàng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, đối với khách hàng là người cư trú, đơn vị bao thanh toán sẽ xem xét và quyết định bao thanh toán khi khách hàng đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Khách hàng được xác định là pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Khách hàng được xác định là cá nhân với độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, khách hàng là cá nhân có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự mà không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Nhu cầu bao thanh toán đề sử dụng tiền ứng trước và mục đích hợp pháp theo quy định của pháp luật và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế;
+ Có đầy đủ khả năng tài chính để trả nợ;
+ Có phương thức sử dụng vốn khả thi.
Thứ hai, đối với khách hàng được xác định là người không cư trú, các đơn vị bao thanh toán sẽ xem xét và quyết định bao thanh toán khi nhận thấy khách hàng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
+ Khách hàng được xác định là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Có nhu cầu bao thanh toán để sử dụng tiền ứng trước vào mục đích hợp pháp và sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có khả năng tài chính để trả nợ, có phương án sử dụng khả thi;
+ Trường hợp khách hàng là bên nhập khẩu thì cần phải đáp ứng được điều kiện bao gồm: Khách hàng là pháp nhân có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, khách hàng với độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Và một trong những điều kiện sau:
(i) Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài, doanh nghiệp đó có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
(ii) 100 % giá trị của khoản phải trả được bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm bởi bên thứ ba, được khách hàng thực hiện thủ tục ký quỹ, được bảo đảm bằng số tiền gửi của khách hàng tại các đơn vị bao thanh toán.
2. Các phương thức bao thanh toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có quy định về phương thức bao thanh toán. Theo đó, phương thức bao thanh toán được quy định như sau:
– Bao thanh toán từng lần. Theo đó, mỗi lần bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán và khách hàng sẽ cần phải thực hiện thủ tục và trình tự bao thanh toán, tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng bao thanh toán theo quy định của pháp luật;
Bao thanh toán theo hình thức hạn mức. Theo đó, các đơn vị có nghĩa vụ bao thanh toán sẽ thực hiện hoạt động xác định giá cả thuận với khách hàng, trong quá trình thỏa thuận đó sẽ xác định một mức nợ bao thanh toán tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, xác định về việc sử dụng hạn mức vay. Mỗi năm ít nhất một lần, các đơn vị bao thanh toán sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ xem xét để xác định lại hạn mức vay, xác định lại thời gian duy trì hạn mức;
– Bao thanh toán hợp vốn: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán sẽ cùng nhau thực hiện hoạt động bao thanh toán đối với một hoặc một số các khoản phải thu, khoản phải trả của khách hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán sẽ được xác định làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán hợp vốn trên thực tế.
Như vậy, có thể kể đến các hình thức bao thanh toán như sau:
– Bao thanh toán từng lần;
– Bao thanh toán theo hạn mức;
– Bao thanh toán hợp vốn.
3. Trường hợp không được bao thanh toán của tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có quy định về các trường hợp không được bao thanh toán. Theo đó, đơn vị bao thanh toán sẽ không được bảo thanh toán đối với các khoản thu và các khoản phải trả sau đây:
– Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm thực hiện;
– Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày, được tính kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán;
– Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ có sự thỏa thuận không được thực hiện hoạt động chuyển giao quyền và chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng đó;
– Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực bảo hiểm theo quyết định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
– Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho các khoản nợ khác;
– Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng dịch vụ;
– Đang có tranh chấp trên thực tế.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có quy định và yêu cầu thực hiện bao thanh toán. Cụ thể như sau:
– Các đơn vị bao thanh toán rét thỏa thuận với khách hàng về số tiền ứng trước, tuy nhiên không được vượt quá giá trị của các khoản phải thu, giá trị của các khoản phải trả, và chỉ được ứng trước số tiền sau khi nhận được đầy đủ các giấy tờ sau: Bản gốc hợp đồng, bản gốc chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hoặc bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, bảng kê các loại chứng từ mua bán hàng hóa, bảng kê các loại chứng từ cung ứng dịch vụ (trong trường hợp đơn vị bao thanh toán và khách hàng có thỏa thuận với nhau trong hợp đồng bao thanh toán về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tính chính xác và trung thực, đầy đủ của các bản sao kê so với bản gốc);
– Đơn vị bao thanh toán chỉ được bao thanh toán bằng ngoại tệ trong phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế tại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam cung cấp theo quy định của pháp luật;
– Đối với bao thanh toán bên mua hàng, các đơn vị bao thanh toán xét chỉ được phép thực hiện khi bên bán có động thái đồng ý bằng văn bản về việc bên mua hàng thực hiện thủ tục chuyển giao nghĩa vụ thanh toán các khoản phải trả cho các đơn vị bao thanh toán;
– Việc thanh toán hợp vốn sẽ được thực hiện theo quy định của Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định của Ngân hàng nhà nước về vấn đề cấp tín dụng hợp vốn đối với khách hàng, và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2017 Luật Các tổ chức tín dụng;
– Thông tư 02/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.