Bảo quản vật chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp duy trì tình trạng nguyên vẹn của vật chứng như khi thu thập được trong suốt quá trình giải quyết vụ án giúp vật chứng nguyên vẹn về giá trị cũng như đảm bảo giá trị chứng minh. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu Bảo quản vật chứng.
Mục lục bài viết
1. Bảo quản vật chứng là gì?
Vật chứng là một trong những nguồn quan trọng của chứng cứ. Điều 89
Theo đó, bảo quản vật chứng là giữ cho vật chứng nguyên vẹn như khi nó được thu thập, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng.
Bảo quản vật chứng tiếng anh là “Preservation of exhibits”.
2. Bảo quản vật chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự:
Điều 90 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
– Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;
– Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
– Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;
– Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án;
– Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
– Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
2.1. Điểm mới về bảo quản vật chứng theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:
Như vậy, ta có thể thấy, việc bảo quản vật chứng theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có những điểm mới cần lưu ý so với quy định tại khoản 2 Điều 75
Thứ nhất, quy định rõ ràng hơn về việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng
Theo Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng thì:
– Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách:
+ Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
+ Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;
+ Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong.
– Mở niêm phong vật chứng là gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín vật chứng đối với vật chứng được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với vật chứng không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được.
– Việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định từ Điều 8 đến Điều 10 của Nghị định số 127/2017. Việc mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định từ Điều 11 đến Điều 13 của Nghị định số 127/2017.
Thứ hai, bổ sung quy định vật chứng là vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại cơ quan chuyên trách.
Trước đây, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không có quy định vật chứng là vũ khí quân dụng thì phải được giám định ngay sau khi thu thập , cũng như không có quy định về bảo quản vật chứng là vũ khí quân dụng.
Thứ ba, thay đổi cơ quan bảo quản vật chứng là Kho bạc nhà nước thay vì ngân hàng như trước đây.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác thì nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác.
Thứ tư, bổ sung quy định vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì không có sự phân biệt giữa vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ có lưu hay không có lưu dấu vết của tội phạm. Nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì phải được niêm phong. Việc niêm phong vật chứng phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ năm, bổ sung quy định vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định trực tiếp vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người, cũng như không có quy định cách thức bảo quản các loại vật chứng này.
2.2. Bảo quản vật chứng trong thực tiễn:
– Bảo quản vật chứng là tiền trong thực tiễn
Vật chứng là tiền có thể được thu thập trong một số vụ án như: trộm cắp tài sản, nhận hối lộ, đánh bạc … Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vẫn còn cơ quan tiến hành tố tụng mắc sai sót về bảo quản vật chứng là tiền.
– Không tiến hành giám định tiền ngay sau khi thu thập.
Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 tại điểm b khoản 2 Điều 75 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại điểm b khoản 1 Điều 90 có quy định rất rõ là vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn vụ án như: nhận hối lộ, đánh bạc … cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành giám định tiền để xác định tiền là thật hay giả mà chỉ lập biên thu giữ tang vật trong đó ghi nhận tổng số tiền đã tịch thu. Sai sót này dẫn đến việc bị can, bị cáo hoặc đương sự trong vụ án khiếu nại với lý do số tiền là vật chứng trong vụ án không phải là tiền của họ hoặc có sự đánh tráo tiền thật thành tiền giả…
3. Bảo quản vật chứng tại cơ quan không có quyền bảo quản:
Trước đây, vật chứng là tiền sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản tại ngân hàng. Từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật thì vật chứng là tiền phải được bảo quản tại Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn vụ án bảo quản vật chứng là tiền tại ngân hàng. Gửi tiền là vật chứng vào tài khoản của cơ quan tiến hành tố tụng tại ngân hàng là không đúng quy định.
Trước đây Thông tư liên tịch số 03-TT-LB ngày 23 tháng 4 năm 1984 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính quy định chế độ thu giữ, bảo quản, xử lý lật chứng và tài sản tạm giữ trong các vụ án hình sự thì có quy định vật chứng là tiền mặt (kể cả ngoại tệ) phải giao ngay cho ngân hàng. Việc gửi tiền vào Ngân hàng và giao vật chứng cho các cơ quan nói trên, cơ quan điều tra thông báo cho Viện kiểm sát nhân dan và cơ quan tài chính biết.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định vật chứng là tiền phải được bảo quản tại ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước. Việc cơ quan tiến hành tố tụng gửi tiền là vật chứng vào tài khoản của cơ quan tiến hành tố tụng tại ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước là không đúng quy định vì không đảm bảo được tính nguyên vẹn, lẫn lộn của vật chứng. Thậm chí còn gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố xét xử nhất là đối với vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015;
– Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng.