Bảo quản, bảo vệ tài liệu, chứng cứ là gì? Quy định về bảo quản, bảo vệ tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Đối với việc giải quyết một vụ án dân sự thì điều quan trọng để nhận biết đúng sai, phải trái thì đa phần dựa trên các tài liệu, chứng cư có liên quan đến vụ án. Đối với những tài liệu chứng cứ càng xác thực thì việc đưa ra phán quyết của
Tuy nhiên, do việc bảo quản, bảo vệ được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho nên trắc hản không phải ai cũng biết và hiểu hết về nội dung này. Vậy pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định về vấn đề bảo quản, bảo vệ tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp quy bạn đọc tìm hiểu về nội dung này như sau:
Cơ sở pháp lý:
–
1. Bảo quản, bảo vệ tài liệu, chứng cứ là gì?
Trên cơ sở quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về khái niệm chứng cứ là: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Không những tại Điều luật này có quy định về khái niệm chứng cứ mà theo như quy định tại Khoản 2 Điều này còn có quy định cách nhận biết chứng cứ dựa trên việc xác định chứng cứ bằng:
“a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.
Bên cạnh đó thì tại điều 93
Từ hai khái niệm được quy định ở hai Bộ luật lớn nhất nhì nước ta thì có thể hiểu một cách chung nhất về chứng cứ, thì chứng cứ được hiểu đơn giản là những thông tin hay tài liệu và đồ vật có liên quan đến vụ việc dân sự mà cơ quan hay những người có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, không phải tất các thông tin, tài liệu mà cơ quan có thẩm quyền thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì được đều là chứng cứ mà dưới quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án, hay còn nói cách khác là những tài liệu, chứng cứ này có thể dùng làm căn cứ để Tòa án dựa vào đó để thực hiện việc giải quyết vụ án mới là chứng cứ.
Từ những loại chứng cứ được nhận biết ở trên thì có thể được xem là mấu chốt rất quan trọng để có thể giải quyết vụ án dân sự cho nên việc bảo quản chứng cứ được xác định ở đây là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Đồng thời, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành quy định về tố tụng dân sự, có quy định về việc bảo quản chứng cứ trong vụ án dân sự giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ,tài liệu bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và đúng đắn nhất.
Do đó, theo như quy định của pháp luật tố tụng thì đối với việc thu thập được chứng cứ thì việc bảo quản, bảo về chứng cứ này là rất quan trong. Đối với việc bảo quản hứng cứ phải được thực hiện trong một thời gian lâu dài, không để bị mất, thất lạc hoặc giảm giá trị chứng minh.
2. Quy định về bảo quản, bảo vệ tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự
Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc bảo vệ chứng cứ đối với một vụ án được xác định là việc chổng lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn và bảo vệ giá trị chứng minh của chứng cứ để tránh trường hợp bị kẻ xấu phá hoại chứng cứ nhằm mục đích trống tránh trách nhiệm về hành vi sai trái của mình. Đồng thời, cũng dựa trên quy định tố tụng dân sự, việc bảo vệ chứng cứ để có thể giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của chứng cứ, để trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự mà sử dụng đến chứng cứ thì có thể xác định tính chứng minh của chứng cứ bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng và đúng đắn. Việc bảo vệ chứng cứ được thực hiện quy định tại Điều 110 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
“Điều 110. Bảo vệ chứng cứ Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015
1. Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
2. Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự”.
Từ quy định được nêu ở trên có thể thấy rằng việc pháp luật quy định về vấn đề bảo vệ chứng cứ được thực hiện trong trường hợp có người nào đó cố tình thực hiện hành vi tiêu huỷ, xâm phạm đến chứng cứ để nằm mục đích chạy tội hoặc có nguy cơ chứng cứ bị tiêu huỷ bởi những người có ý đồ xấu không muốn chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình. Chính vì nguy cơ chứng cứ bị tiêu hủy sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án nên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định về thẩm quyền của Toà án có quyền ra quyết định bảo vệ chứng cứ có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của đương sự trong vụ án hoặc khi xét thấy tài liệu chứng cứ này rất quan trong và có nguy cơ bị tiêu hủy là rất cao thì cần thiết phải thực hiện biện pháp bảo quản, bảo về tài liệu chứng cứ này.
Như vậy, chứng cứ phải được bảo quản lâu dài, không để bị mất, thất lạc hoặc giảm giá trị chứng minh.Chứng cứ có thể do đương sự, tòa án hoặc người nào đó lưu giữ. Do vậy, về nguyên tắc được rút ra từ các quy định được nêu ở trên thì, pháp luật có quy định rằng đối với người nào lưu giữ chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án thì phải có trách nhiệm bảo quản chứng cứ. Những người được giao nhiệm vụ bảo quản phải thực hiện việc bảo quản , bảo vệ tài liệu, song với đó thì khi ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ chứng cứ, toà án phải ra quyết định bằng văn bản làm căn cứ xác minh về vấn đề này để sao lưu trong tài liệu.
Ngoài việc pháp luật có quy định về việc Tòa án ra quyết định về vấn đề này thì Toà án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác để bảo vệ chứng cứ một cách nguyên vẹn nhất mà không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe doạ, khổng chế hoặc mua chuộc người làm chứng thì pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về thẩm quyền của Toà án có quyền quyết định buộc những người có hành vi nêu trên không được thực hiện những hành vi đó nữa.
Không những thế mà pháp luật này cũng quy định về vấn đề xác nhận được trách nhiệm của người lưu giữ chứng cứ, khi giao nhận chứng cứ đều phải có biên bản phản ánh lại về tình trạng, mức độ còn nguyên trạng của chứng cứ so với lúc ban đầu có bị xê dịch và ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án hay không. Sau khi thực hiện việc lập biên bản phản ánh thì người nhận bảo quản phải kí tên vào biên bản và được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời đã có quy định về Thẩm quyền bảo quản, bảo về tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự sẽ được trao cho Tòa án để thuận tiện cho việc ra quyết định, phán quyết về vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án này trong việc thực hiện bảo quản, bảo vệ theo quy định pháp luật nêu trên.