Trên thực tế hiện nay, tài khoản ngân hàng đã và đang trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống hiện đại, việc sở hữu một tài khoản ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng trong quá trình quản lý tài chính. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì bao nhiêu tuổi sẽ được phép mở tài khoản ngân hàng?
Mục lục bài viết
1. Bao nhiêu tuổi được phép mở tài khoản ngân hàng?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng được phép mở tài khoản ngân hàng. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư
– Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ bao gồm các đối tượng sau đây:
+ Các cá nhân được xác định là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các cá nhân được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Các cá nhân được xác định là người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được quyền mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
+ Các cá nhân được xác định là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ có quyền mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
– Các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm các tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, các tổ chức khác sẽ được quyền mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, những đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự/không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là một trong những đối tượng có quyền mở tài khoản thanh toán.
Theo đó, độ tuổi được phép mở tài khoản ngân hàng xác định như sau:
– Đối với thẻ ngân hàng nội địa, khách hàng từ đủ 15 tuổi trở lên, có đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân còn thời hạn sử dụng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời có đầy đủ năng lực hành vi dân sự sẽ có quyền mở. Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi thì chỉ có thể mở tài khoản thẻ ngân hàng chứ không được phát hành thẻ vật lý;
– Đối với thẻ ghi nợ thì độ tuổi được mở thẻ ngân hàng như sau:
+ Người từ đủ sáu tuổi đến dưới 15 tuổi có thể mở thẻ phụ của thẻ ghi nợ không thấu chi, thẻ trả trước khi được người giám hộ đồng ý bằng văn bản;
+ Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể mở thẻ chính, thẻ phụ của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ không thấu chi;
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên thì hoàn toàn có thể mở cả thẻ chính, thẻ phụ của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ.
– Đối với thẻ tín dụng ngân hàng, để có thể mở được thẻ tín dụng ngân hàng thì khách hàng cần phải đáp ứng điều kiện về năng lực tài chính và thu nhập hàng tháng. Vì vậy, cá nhân trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có thể thực hiện thủ tục đăng ký mở thẻ tín dụng ngân hàng, đồng thời cá nhân trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể mở thẻ tín dụng dưới dạng thẻ phụ theo thẻ chính từ người giám hộ.
Tóm lại, người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là đối tượng được quyền mở tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng có thể mở tài khoản ngân hàng thông qua người đại diện theo pháp luật.
2. Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng cho người dưới 18 tuổi:
Quy trình làm thẻ cho người dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu mở thẻ ngân hàng cần phải chuẩn bị hồ sơ và đến văn phòng giao dịch ngân hàng. Khách hàng dưới 18 tuổi muốn mở thẻ ngân hàng thì cần phải nhận được sự bảo lãnh bởi người giám hộ. Trong quá trình mở tài khoản ngân hàng thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 23/2014/TT-NHNN:
– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán được lập theo mẫu của ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại Điều 13 của Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 16/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân được xác định là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu);
– Thị thực nhập cảnh còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh đối với cá nhân được xác định là người nước ngoài, giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các loại giấy tờ tài liệu chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
– Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân thì cần phải có quyết định thành lập/giấy phép hoạt động/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc các loại giấy tờ tài liệu khác theo quy định của pháp luật, các loại giấy tờ tài liệu chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
– Các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó;
– Các loại giấy tờ và văn bản khác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đến văn phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng. Yêu cầu mở thẻ và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
Bước 3: Chờ ngân hàng kiểm duyệt hồ sơ và nhận giấy hẹn lấy thẻ ngân hàng. Sau khoảng 07 ngày làm việc, khách hàng sẽ nhận được thẻ ngân hàng. Đối với khách hàng trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên đã được cấp căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì có thể mở thẻ ATM online với quy trình như sau: Tải ứng dụng banking online, sau đó chọn nút “mở tài khoản”, sau đó đăng nhập thông tin bao gồm số điện thoại và ảnh hai mặt của căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân/thực hiện thủ tục xác nhận khuôn mặt và mật khẩu, sau đó nhận mã thông qua số điện thoại và hoàn tất thủ tục đăng ký.
3. Sử dụng thẻ ngân hàng ATM có hữu ích hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 16/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có quy định cụ thể về vấn đề sử dụng tài khoản thanh toán. Theo đó:
– Chủ tài khoản sẽ được quyền sử dụng tài khoản thanh toán để nộp tiền, rút tiền mặt, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản như: Cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, séc, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, thư tín dụng, chi hộ … và các dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành;
– Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có trách nhiệm, nghĩa vụ hướng dẫn khách hàng về các nguyên tắc và điều khoản sử dụng tài khoản thanh toán trong trường hợp giao dịch theo phương thức truyền thống hoặc thực hiện giao dịch điện tử phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời cần phải đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu và nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán.
Theo đó thì có thể nói, thẻ ATM là một trong những loại thẻ ngân hàng được sử dụng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, rút tiền, thanh toán hóa đơn … Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì thẻ ATM đã thực sự phát huy vai trò hữu ích của mình trong các giao dịch khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 23/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Thông tư 16/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Thông tư 02/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
THAM KHẢO THÊM: