Bảo lưu quyền sở hữu là một tính chất trong giao dịch dân sự. Thông thường, các nghĩa vụ trong thanh toán phải được cam kết hoặc đảm bảo thực hiện. Do đó mà các quyền lợi mới được chuyển giao toàn bộ. Tính chất bảo lưu giúp các quyền dân sự của chủ thể khi tham gia vào giao dịch. Cùng tìm hiểu về bảo lưu quyền sở hữu.
Mục lục bài viết
1. Bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Nội dung này được quy định cụ thể trong
“Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu
1. Trong
2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
Khái niệm
Bảo lưu quyền sở hữu là một nội dung phản ánh trong tính chất của hợp đồng mua bán tài sản. Quyền sở hữu được chuyển giao hoàn toàn khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện toàn bộ. Do đó với các hợp đồng mà các bên cam kết trả tiền theo giai đoạn, các quyền sở hữu chưa được chuyển giao toàn bộ cho bên mua. Họ chỉ nhận được một số quyền đảm bảo cho lợi ích sử dụng hay hái thác hoa lợi, lợi tức. Trong khi các quyền lợi cơ bản vẫn chưa được chuyển giao hoàn toàn. Bên bán vẫn nắm giữ những quyền lợi đó và cam kết chuyển giao toàn bộ khi nhận được đủ nghĩa vụ thanh toán của bên mua như cam kết.
Bảo lưu quyền sở hữu được biết đến như một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua bán trả chậm. Với tính chất trong thanh toán được thực hiện trong và sau khi bên mua nắm giữ và khai thác tài sản. Theo đó, nghĩa vụ thanh toán chưa được thực hiện toàn bộ. Giá trị này được các bên thỏa thuận sẽ thanh toán theo giai đoạn nhất định sau khi chuyển giao tài sản. Và bên bán đồng ý nhận tiền theo lộ trình đó. Vì các giá trị giao dịch chưa được đảm bảo cho quyền lợi của bên bán lên tính chất bảo lưu quyền sở hữu được đặt ra.
Bên bán có quyền bảo lưu đối với tài sản đã bán cho đến khi bên mua thanh toán đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác (Điều 453
Ví dụ: A mua một chiếc điện thoại trị giá 20 triệu đồng và chưa có khả năng thanh toán toàn bộ. A và B là người bán đồng ý thỏa thuận trả thành nhiều đợt trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, tính chất trong quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được phản ánh với quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu:
– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng là hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán. Theo quy định tại khoản 2 Điều 331. Phản ánh rõ tính chất pháp lý trong hợp đồng. Khi đó nếu có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết có thể tiến hành dễ dàng theo quy định cụ thể. Mang đến các phản ánh trong bản chất chuyển giao sở hữu sang cho bên mua. Cũng như các quyền lợi được phản ánh và nhu cầu được thể hiện là chưa đầy đủ.
– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm đăng ký. Theo quy định tại khoản 3 Điều 331. Rõ ràng khi giao dịch đang được thực hiện, có thể mang đến kết quả phản ánh trong thay đổi chủ sở hữu. Cũng như diễn ra tính chất chuyển giao tài sản. Bên mua được sử dụng, khai thác công dụng,… Bên thứ ba có liên quan phải đảm bảo cho các quyền lợi này được thực hiện trên thực tế.
– Bên mua đã nhận hàng hóa trong tính chất chuyển giao. Tuy nhiên, nếu muốn được sở hữu về mặt pháp lý, cần thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Trong thời gian đó, quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ. Tức là các ràng buộc nghĩa vụ chỉ được phản ánh khi nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện theo đúng nội dung cam kết.
– Hai bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán được phép thực hiện các thỏa thuận theo tính chất của hợp đồng mua bán. Miễn là đảm bảo các quyền và nghĩa vụ quy định của luật. Các bên có thể thỏa thuận để bên mua đưa tài sản vào khai thác công dụng và giữ quyền sở hữu cho đến khi việc thanh toán được hoàn tất. Đảm bảo cho các nhu cầu trong giao dịch được tiến hành nhanh nhất. Cũng như giúp bên mua có động lực và cơ sở tìm kiếm lợi ích trên khai thác tài sản. Nhanh chóng cũng như hiệu quả trong đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ.
– Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ. Khi mà bên nhận vật có quyền trong đảm bảo cho giao dịch được tiến hành. Trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc, hành vi nào đó. Nhằm mang đến hiệu lực pháp lý cho giao dịch trên thực tế.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên mua:
“Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản
1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo tính chất của một hợp đồng mua bán thông thường. Bên mua có quyền hưởng những lợi ích xác định trên tài sản mua. Lợi ích đó được phản ánh trong quyền của họ theo quy định của khoản 1. Mang đến những đảm bảo cho tính chất và nhu cầu khi mua tài sản. Đó là nhu cầu trong sử dụng, khai thác công dụng hay hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản. Các quyền này có thể được phản ánh đa dạng như đối với một chủ sở hữu thực sự. Bởi họ đang đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ để nhận về quyền sở hữu đối với tài sản.
Ngoài ra, các rủi ro cũng có thể được xác định trong trường hợp thông thường nếu hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên để đảm bảo tính chất công bằng trong mức độ chuyển giao quyền lợi, một số rủi ro được xác định chủ thể theo quy định của pháp luật. Nó bảo đảm cho các nghĩa vụ còn tồn tại của bên bán phải chịu trách nhiệm. Cũng như mang đến bảo vệ đối với bên mua khi quyền lợi chưa được nhận về đầy đủ. Nghĩa vụ này là hoàn toàn cần thiết quy định, bởi tính chất chuyển giao quyền sở hữu chưa được phản ánh về mặt pháp lý.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên bán:
“Điều 332. Quyền đòi lại tài sản
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Tính chất này là quan trọng nhất trong đảm bảo quyền lợi nhận giá trị cho giao dịch. Khi tiến hành giao dịch bán tài sản, bên bán cần được đảm bảo nhận về các lợi ích vật chất theo thỏa thuận của các bên. Đồng thời được nhận đúng theo cam kết trong chuyển giao. Do đó mà khi bên mua không thực hiện đúng và đảm bảo nghĩa vụ của mình, bên bán được đòi lại tài sản. Cùng với đó, họ được nhận những lợi ích xứng đáng bù đắp cho những hao mòn trên tài sản. Hoặc các rủi ro có thể chứng minh khi chịu tác động trực tiếp từ tính chất không bảo đảm nghĩa vụ của bên mua.
Ngoài ra, bên bán có nghĩa vụ hoàn trả cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán trong các giai đoạn trước đó. Sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do bên mua sử dụng trong thời gian sở hữu tài sản. Bởi các ý nghĩa trong giao dịch không được tiếp tục thực hiện trên thực tế. Các bên hoàn trả cho nhau những lợi ích và giá trị đã nhận.
Điều 332 Bộ luật dân sự 2015 quy định bên bán có quyền đòi tài sản nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận. Nếu các bên không thể tiếp tục thương lượng hay giải quyết trong khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi đó, các tính chất trong sở hữu chưa được chuyển giao toàn bộ trên thực tế. Người bán chỉ giữ quyền sở hữu tài sản trên giấy tờ, và vẫn có những quyền lợi co bản của mình. Trên thực tế tài sản đó vẫn là tài sản và được người mua sử dụng trong thời gian đặt trước. Nếu không thể thực hiện hợp đồng, các bên hoàn trả những lợi ích đã nhận từ nhau. Tất nhiên là đã trừ đi những tổn thất cơ bản trong quá trình thực hiện giao dịch.
Các văn bản pháp lý có liên quan đến bài viết: Bộ luật dân sự 2015.