Người thân của người có dấu hiệu tội phạm được quyền bảo lĩnh cho người đó trong một số trường hợp do cơ quan tố tụng hình sự quyết định
Bị can, bị cáo là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị cơ quan có thẩm quyền truy tố về mặt hình sự. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc người phạm tội có hành vi ngăn chặn cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiệp vụ của mình vì vậy pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định cơ quan điều tra được thực hiện một số biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp bảo lĩnh. Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về bảo lĩnh như sau:
“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác“.
Luật sư
Theo quy định trên ta có thể thấy bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay cho tạm giam. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể những loại tội phạm thì được bảo lĩnh, vì vậy, việc có được bão lĩnh cho người có dấu hiệu phạm tôi hay không là tùy thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Pháp luật quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh nhằm:
-Người có dấu hiệu phạm tội có thể được ra ngoài và thực hiện hành vi bình thường của mình trong xã hội cũng như tạo cơ hội cho họ sửa chữa sai lầm trước đó tuy họ được bảo lĩnh tại ngoại bị hạn chế một số quyền nhất định trên thực tế.
-Người bảo lĩnh phải có đủ tiêu chuẩn bảo lĩnh thì mới được bảo lĩnh cho người có dấu hiệu phạm tội nhằm đảm bảo trên thực tế người phạm tội được bảo lĩnh nhưng ra ngoài phải chịu sự kiểm tra, giám sát của người thân thích đó tránh việc họ lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội khác.
Mục lục bài viết
1. Bảo lĩnh theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Bảo lĩnh, theo Bộ luật tố tụng hình sự là “biện pháp ngăn chặn”. Chỉ trong pháp luật tố tụng hình sự mới có khái niệm bảo lĩnh.
Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về bảo lĩnh như sau:
“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
2. Điều kiện bảo lĩnh và thủ tục bảo lĩnh hình sự
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự để thay thế biện pháp tạm giam căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo.
– Về thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh: tùy vào giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.
– Người nhận bảo lĩnh có thể là:
+) Cá nhân: phải có ít nhất 2 người, đều là người thân thích của bị can, bị cáo. Người thân thích bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của bị can bị cáo. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
+) Tổ chức: tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
– Thủ tục bảo lĩnh:
+) Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh. Nếu là cá nhân bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Nếu là tổ chức nhạn bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
+) Cá nhân, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
– Trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh khi vi phạm nghĩa vụ cam đoan: Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
3. Điều kiện để được áp dụng biện pháp bảo lĩnh
Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự(BLTTHS) năm 2003. Chỉ trong pháp luật tố tụng hình sự mới có khái niệm bảo lĩnh (khái niệm này khác với khái niệm “bảo lãnh”).
Điều 92 BLTTHS năm 2003 quy định về bảo lĩnh như sau:
“Điều 92. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
Theo đó để được áp dụng biện pháp bảo lĩnh cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
– Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo: Việc này sẽ do Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án quyết định để có thể áp dụng hay là không áp dụng.
– Đối tượng nhận bảo lĩnh: Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ( ít nhất phải có hai người), phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc; Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình và việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
– Yêu cầu tại thời điểm nhận bảo lĩnh: Cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án.
Tuy nhiên, do Luật không quy định cụ thể chi tiết về điều kiện áp dụng nên trong thực tế không phát huy được hiệu lực, hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này. Hy vọng trong lần sửa đổi BLTTHS tới đây, những quy định về biện pháp bảo lĩnh sẽ có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp.
4. Điều kiện đối với người nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, em có vài điều thắc mắc mong Luật sư tư vấn giúp em ạ. Theo khoản 2 Điều 92
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự để thay thế biện pháp tạm giam căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo.
– Người nhận bảo lĩnh có thể là: cá nhân hoặc tổ chức. Trong đó:
Cá nhân: phải có ít nhất 2 người, đều là người thân thích của bị can, bị cáo.
Người thân thích bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của bị can bị cáo. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Như vậy, bạn bè thân thích không được coi là người thân thích nên không thể nhận bảo lĩnh.
– Thủ tục bảo lĩnh:
+) Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh. Nếu là cá nhân bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Nếu là tổ chức nhạn bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
+) Cá nhân, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh là người thân thích phải có ít nhất 2 người trở lên nhận bảo lĩnh. Luật quy định như vậy cũng vì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay cho tạm giam. Pháp luật quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh nhằm: tạo điều kiện cho người có dấu hiệu phạm tội có thể được ra ngoài và thực hiện hành vi bình thường của mình trong xã hội cũng như tạo cơ hội cho họ sửa chữa sai lầm trước đó tuy họ được bảo lĩnh tại ngoại nhưng bị hạn chế một số quyền nhất định trên thực tế.
Chính vì vậy, người bảo lĩnh phải có đủ tiêu chuẩn bảo lĩnh và phải có từ hai người trở lên thì mới được bảo lĩnh cho người có dấu hiệu phạm tội nhằm đảm bảo trên thực tế người phạm tội được bảo lĩnh nhưng ra ngoài phải chịu sự kiểm tra, giám sát của người thân thích đó tránh việc họ lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội khác. Trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh khi vi phạm nghĩa vụ cam đoan: Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
5. Điều kiện để bảo lĩnh người thân được quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Em của em 20 tuổi có Hộ khẩu thường trú. Sang địa phương khác chơi thì bị bắt, em nó có khai rõ đc gia đình và cán bộ cũng có gọi điện để xác minh. Nhưng vì lý do cá nhân mà Cảnh sát khu vực em trả lời không có, vậy nên cán bộ bên đó hoàn tất hồ sơ chuyển lên trường. Xin cho em hỏi em có thể bảo lãnh em của em tại ngoại được không?
Luật sư tư vấn:
Bạn không nói rõ em bạn bị bắt vì hành vi gì, lý do cá nhân mà công an nơi em bạn có sổ hộ khẩu không xác nhận. Nếu như em bạn vi phạm và bạn đang muốn nhắc tới việc bảo lĩnh thì tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh là tên gọi thông dụng của người dân, về mặt pháp luật quy định trong Luật hình sự là Bảo lĩnh) như sau:
“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, căn cứ vào quy định này thì gia đình bạn có thể bảo lĩnh cho em của bạn tại ngoại. Tuy nhiên, việc em của bạn có được bảo lĩnh hay không còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của em bạn. Đồng thời người đứng ra bảo lĩnh cho em bạn phải là người thân thích, ít nhất phải có 2 người nhận bảo lĩnh. Người nhận bảo lĩnh phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.