Hiện nay, số lượng người dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc ngày càng nhiều. Khi làm việc tại nước ngoài, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra đối với người lao động. Lúc này, họ cần có sự bảo lãnh. Dưới đây là bài phân tích về việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.
Mục lục bài viết
1. Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc:
Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là việc cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 5 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. Đồng thời, hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
Đồng thời, theo quy định của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, người lao động Việt Nam tại nước ngoài sẽ có các quyền và nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể này xoay quanh hoạt động bảo lãnh, hoạt động làm việc tại nước ngoài. Tại đó, người lao động Việt Nam tại nước ngoài sẽ được bảo lãnh, bảo vệ khi thực hiện các hoạt động lao động, làm việc khác tại nước ngoài. Đồng thời, chủ thể này có nghĩa vụ thực hiện tốt các công việc tại nước ngoài trên cơ sở tôn trọng hiến pháp, pháp luật Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động
Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là cơ sở bảo vệ người Việt Nam làm việc tại nước ngoài, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với đối tượng này.
2. Có bắt buộc phải bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc hay không?
Như nội dung đã phân tích ở trên, Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là việc cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Pháp luật không quy định về việc bắt buộc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc. Song trên thực tế, đa phần các trường hợp ra nước ngoài làm việc đều nhận được sự bảo lãnh của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước, trừ các trường hợp xuất khẩu lao động trái với quy định của pháp luật.
3. Mẫu hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…., ngày… tháng… năm ….
HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi)
Hôm nay, ngày………tháng……….năm………tại…….., chúng tôi gồm:
Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:…………
(sau đây gọi là Bên đưa đi)
Địa chỉ: …………
Điện thoại:…..…; E-mail:.………; Địa chỉ trang thông tin điện tử:……..
Người đại diện: …………
Chức vụ: ………
và
Ông/Bà ……(sau đây gọi là Người lao động)
Ngày, tháng, năm sinh:……Giới tính: ………nam/nữ
Địa chỉ thường trú: ……..
Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD:……..,ngày cấp………..nơi cấp………..
Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): ………..
Địa chỉ báo tin tại Việt Nam:……., số điện thoại:………E-mail:………..
Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ……… ngày…/…/… ký giữa ……… (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày ………tháng ……năm……
Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
– Thời hạn của
– Ngành, nghề, công việc:……;
– Địa điểm làm việc:……;
– Người sử dụng lao động: …….(tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ).
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian…… (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ……………. do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian ….. (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là……… do …… (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ ……… do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian…… (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ……….. do…… (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:
– Tiền dịch vụ (nếu có):…….;
+ Mức tiền dịch vụ: …….. /hợp đồng………. năm…………tháng………..ngày;
+ Thời gian nộp (1 lần): ………… hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán:…………);
– Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước:……
– Các chi phí khác (nếu có):…
+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: ……….
+ Lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí cấp thị thực (visa):……
+ Tiền khám sức khỏe:……
Tổng cộng: (chữ số)……….; (bằng chữ)……
2.5. Ký kết và thực hiện
2.6. Thời gian thử việc (nếu có):
– Thời gian thử việc: ….. tháng…..ngày, kể từ ngày:………;
– Mức lương thử việc:.….;
– Các chế độ khác của người lao động:……;
Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc …… (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của…).
2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có):
– Thời gian đào tạo:………..tháng hoặc…………ngày.
– Mức lương/trợ cấp đào tạo: …….;
– Điều kiện/chi phí ăn, ở,………….;
2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:
Thời giờ làm việc: …. giờ/ngày, …. ngày/tuần theo quy định của Luật…. Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ.
Người lao động được nghỉ … ngày lễ theo quy định của Luật….., đó là các ngày:……(1/1, Quốc Khánh….).
Ngoài ra, người lao động được nghỉ … ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của Luật….
2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có):
– Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp:
+ Tiền lương: …. (Trong các trường hợp đặc biệt, lao động là thuyền viên, hoặc các nước tiếp nhận lao động có quy định về tiền lương theo năm thì hai Bên thỏa thuận ghi rõ những nội dung này vào hợp đồng);
+ Tiền làm thêm giờ:…………
+ Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp,….)
+ Ngày trả lương:………….;
+ Hình thức trả lương:…….;
– Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: ……..
2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:
Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)…. bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,…), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.
2.11. Bảo hiểm:
Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm:
– Bảo hiểm xã hội………;
– Bảo hiểm y tế:……….;
– Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp :……;
– Bảo hiểm khác (nếu có):…………
2.12. An toàn, vệ sinh lao động:
Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Luật … và quy chế của người sử dụng lao động.
2.13. Chi phí đi lại:
– Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do……….. chi trả;
– Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do…………… chi trả;
– Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của…………. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do……………….. chi trả.
2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; nếu không thanh lý hợp đồng Bên đưa đi được đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.
2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.
2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.:………………..
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi
3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.
3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định.
3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.
3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.
3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này.
3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.
3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có);
3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
………………………….
Điều 4: Thời gian xuất cảnh
Điều 5: Điều khoản bồi thường thiệt hại
Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
– Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nêu tại khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này, mức bồi thường là:……
– Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại khoản 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 và 2.10 Điều 2 của Hợp đồng này, mức bồi thường là: ……………………..
– Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng, mức bồi thường là:………. (trừ trường hợp nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động hoặc hợp đồng cung ứng lao động không quy định người lao động phải bồi thường).
Điều 6: Gia hạn hợp đồng
– Bên đưa đi và người lao động có thể thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng khi có sự thay đổi nội dung nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này (thời hạn hợp đồng lao động, ngành nghề, công việc, địa điểm làm việc, người sử dụng lao động).
– Hợp đồng này có thời hạn………… kể từ ngày ký và có thể gia hạn.
Điều 7: Thanh lý hợp đồng
7.1. Hợp đồng này được thanh lý một trong các trường hợp sau:
– Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
– Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển;
– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.
7.2. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hai Bên sẽ xem xét việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;
– Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn mà không do lỗi của người lao động, Bên đưa đi có trách nhiệm trả các khoản tiền theo quy định và bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận;
– Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động, người lao động có trách nhiệm bồi thường Bên nước ngoài tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do người lao động gây ra.
Điều 8: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp.
Đại diện Bên đưa đi | Người lao động |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.