Sau quá trình đấu thầu, nhà thầu sau khi trúng thầu sẽ tiến đến quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng. Cùng với việc ký kết hợp đồng, thì việc các bên trong quá trình ký kết hợp đồng có thể thương lượng về các biện pháp đảm bảo hợp đồng. Trong đó, có bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng.
Quy định về việc bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng, hiện nay được quy định trong Luật đấu thầu năm 2013, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, Thông tư 09/2016/TT-BXD. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng:
Về khái niệm “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng”, thì hiện nay, trong quy định của
“Bảo lãnh” theo quy định tại Điều 335
Còn “bảo hành”, hiểu theo quy định của
Hợp đồng xây dựng, theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Trong đó, bên giao thầu được xác định là chủ đầu tư/đại diện của đầu tư hoặc tổng thầu hoặc là nhà thầu chính. Còn bên nhận thầu được xác định như sau:
– Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu thường được xác định là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
– Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu sẽ được xác định là nhà thầu phụ.
– Trong trường hợp có quan hệ liên danh thì bên nhận thầu có thể được xác định là liên danh các nhà thầu.
Hợp đồng xây dựng thường thể hiện dưới các dạng sau: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo giá kết hợp giá. Hợp đồng xây dựng, nếu căn cứ vào nội dung phần công việc thực hiện thì cũng có thể được thể hiện dưới các hình thức như: Hợp đồng tư vấn xây dựng,
Trên cơ sở các khái niệm chung nêu trên kết hợp với quy định tại Điều 16
Trong đó, về nghĩa vụ bảo hành, trong quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và nội dung quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD, việc bảo hành theo hợp đồng xây dựng được quy định cụ thể như sau:
– Bên nhận thầu sẽ có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng đã giao kết.
– Thời gian bảo hành theo hợp đồng xây dựng đối với các hạng mục, công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I được xác định tối thiểu là 24 tháng, còn đối với những hạng mục công trình cấp còn lại thì thời gian bảo hành theo hợp đồng xây dựng tối thiểu 12 tháng. Đối với công trình xây dựng là nhà ở, thì thời gian bảo hành không được ít hơn 05 năm.
– Trong thời hạn bảo hành, khi nhận được thông báo của bên giao thầu về việc cần phải sửa chữa phần công trình xây dựng,thì trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày thông báo, bên nhận thầu phải tiến hành sửa chữa, và nếu không sửa chữa thì phải thuê bên thứ ba sửa chữa.
– Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết của công trình xây dựng phát sinh không do lỗi của bên nhận thầu gây ra, hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì bên nhận thầu sẽ có quyền từ chối bảo hành.
– Bên nhận thầu sau khi thực hiện xong việc bảo hành, kết thúc thời gian bảo hành, thì bên nhận thầu cần phải thực hiện việc báo cáo việc hoàn thành công tác bảo hành bằng văn bản gửi cho bên giao thầu, và bên giao thầu cần phải xác nhận lại việc này bằng văn bản cho bên nhận thầu.
Trên đây là khái niệm chung về bảo hành và bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng, là căn cứ xác định nghĩa vụ bảo hành cũng như xác định biện pháp đảm bảo khi thực hiện công việc bảo hành theo hợp đồng xây dựng.
2. Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng:
Như đã phân tích “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” được xác định là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện hợp đồng xây dựng, nên về mặt nguyên tắc, việc thực hiện “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” sẽ phải phù hợp với quy định chung về nghĩa vụ bảo đảm được quy định tại Điều 16 , khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, việc bảo lãnh bảo hành trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định như biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng, cụ thể như sau:
– Bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng là biện pháp đảm bảo được ưu tiên áp dụng trong quá trình áp dụng hợp đồng xây dựng.
– Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng, mà cụ thể ở đây là nội dung về bảo lãnh bảo hành phải được bên nhận thầu nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng xây dựng có hiệu lực theo đúng nội dung đã thỏa thuận của các bên.
– Việc bảo lãnh bảo hành phải được thực hiện theo mẫu được bên giao thầu chấp thuận, đồng thời có hiệu lực đến thời điểm bên nhận thầu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
– Mức đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà cụ thể ở đây là mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng thường được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá trị của hợp đồng xây dựng. Giá trị bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng, trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu rủi ro, có thể được tăng lên nhưng không quá 30% giá của hợp đồng xây dựng nhưng phải có sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Trong đó, cụ thể mức bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng được quy định: đối với các công trình xây dựng được xếp loại cấp I, cấp đặc biệt thì mức bảo lãnh bảo hành tối thiểu được xác định khoảng 3% giá trị hợp đồng; còn đối với những công trình cấp còn lại thì mức bảo lãnh bảo hành có giá trị tối thiểu không quá 5% giá trị hợp đồng.
– Khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực mà bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng thì bên nhận thầu sẽ không được nhận lại số tiền đã đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà ở đây là nhận lại tiền bảo lãnh, bảo hành.
– Trường hợp bên nhận thầu đã hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng, thực hiện xong hợp đồng, hoặc thực hiện hết nghĩa vụ bảo hành trong thời hạn bảo hành thì bên giao thầu phải trả lại khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên nhận thầu.
Như vậy, “bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng” là một trong những biện pháp vừa mang những đặc điểm chung của một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, vừa mang những đặc điểm riêng phù hợp với bản chất của công việc bảo hành trong hợp đồng xây dựng, là cơ sở để các bên giảm thiểu được rủi ro trong các vấn đề về xây dựng sau khi đấu thầu.
3. Tư vấn về thời gian bảo hành trong hợp đồng xây dựng:
Tóm tắt câu hỏi:
Bên tôi có ký hợp đồng với bên B, hiện nay hợp đồng đã hoàn thành và kết thúc thời hạn bảo hành. Tuy nhiên do sơ suất, bên B đã không làm bảo lãnh bảo hành trong thời gian bảo hành. Với tình huống này, xin ý kiến tư vấn của luật sư nên xử lý như thế nào? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.”
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng quy định:
“2. Bảo hành
a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;
c) Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
d) Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mươi mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.”
Bảo hành theo hợp đồng thi công được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn
“2. Bảo hành
a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;
…..”
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng:
“Điều 18. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
…
4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
a) Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
b) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
c) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.”
Quy định này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Khoản 2 Công văn 10254/BTC-ĐT năm 2015 hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng do Bộ Tài chính ban hành như sau:
“(4). Bảo lãnh tạm ứng vốn.
a. Đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 1 tỷ đồng:
– Trước khi Kho bạc nhà nước thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.
– Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.
– Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.
b. Đối với các trường hợp sau đây không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:
– Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng. Trường hợp này, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn theo nội dung nêu tại điểm a mục này và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.
– Các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu;
– Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).”
Căn cứ theo các quy định của pháp luật vì trường hợp bạn nêu ra chưa đầy đủ thông tin bạn mới cung cấp thông tin Bên bạn có ký hợp đồng với bên B, hiện nay hợp đồng đã hoàn thành và kết thúc thời hạn bảo hành. Tuy nhiên do sơ suất, bên B đã không làm bảo lãnh bảo hành trong thời gian bảo hành. Vì bạn chưa nêu ra hợp đồng bên bạn có giá trị tạm ứng hợp đồng là bao nhiêu nên công ty không thể khẳng định được là bên B đúng hay sai.
Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu. Vì vậy, bạn có thể dựa vào các căn cứ trên để xem xét đối chiếu vào trường hợp ký kết thực hiện hợp đồng của bên B đã thực hiện đúng chưa.