Trong lao động, việc đảm bảo an toàn lao động là vấn đề quan trọng, việc đảm bảo an toàn đó có thể được thực hiện thông qua nhiều cách thức, trong đó có bảo hộ lao động. Vây bảo hộ lao động là gì? Quy định về bảo hộ lao động và hợp đồng bảo hộ lao động?
Mục lục bài viết
1. Lao động là gì?
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động.
Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người”.
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường… Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro… làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
2. Bảo hộ lao động là gì?
Bảo hộ lao động không còn xa lạ đối với nhiều người trong cuộc sống phát triển hiện nay, bảo hộ lao động ảnh hưởng đặc biệt đến những người tham gia lao động vào các công việc mang tính nguy hiểm, dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn trong công việc.
Bảo hộ lao động là bảo đảm, cải thiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc dựa trên cách xác định nghĩa vụ, quyền và quan hệ lẫn nhau về bảo hộ lao động giữa người thuê lao động, người lao động và người được người lao động ủy quyền làm đại diện.
Bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của
Bảo hộ lao động là tiếng Anh là: Labor protection
Labor protection is to ensure and improve the safety and health of workers in the workplace based on the determination of the obligations, rights and mutual relations of protection between employers, the employee and the person authorized by the employee to act as the representative.
3. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động:
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
– Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
– Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
– Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.
4. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động:
– Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
– Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.
– Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.
Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…
Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
5. Tính chất công tác bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
– Tính pháp luật
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
– Tính khoa học – kỹ thuật
Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động… đồng thời với
nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước.
– Tính quần chúng
Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:
Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động.
Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.
6. Quy định về bảo hộ lao động:
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.
Người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn. Để đảm bảo cho điều đó cũng như tăng cường năng lực quản lí hiệu quả của Nhà nước về bảo hộ lao động, nâng cao trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động… nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện rõ rệt từng bước điều kiện lao động. Căn cứ vào Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 58 và Điều 100 quy định về công tác bảo hộ lao động.
Những quy định chung về nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động
– Người sử dụng lao động mà cụ thể là mọi cá nhân, tổ chức sử dụng lao động, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ nước Việt Nam và mọi người lao động đều phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc thực hiện bảo hộ lao động thao quy định của Pháp lệnh này.
– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn là quyền lợi của người lao động mà Nhà nước có trách nhiệm chăm lo phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Cạnh đó, phải có sự phối hợp, chăm lo giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội để quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn của người lao động được đảm bảo.
– Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh là quyền lợi của mọi người lao động và thực hiện những quy định về vệ sinh lao động, an toàn lao động cũng đồng thời là nghĩa vụ của mọi người lao động.
– Đảm bảo điều kiện làm việc vệ sinh, an toàn và cải thiện không ngừng để người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
– Bảo hộ lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc cũng như tiêu chuẩn an toàn lao động liên quan đến nhiệm vụ của mình thì mọi người lao động và người sử dụng lao động phải có bổ phận hiểu biết rõ ràng.
– Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sau đây là tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Hội đồng bộ trưởng hoặc các cơ quan pháp quyền được Hội đồng bộ trưởng ủy quyền sẽ ban hành áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Cơ quan Nhà nước quản lý ngành sẽ ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động áp dụng riêng cho ngành trực thuộc đó nhưng đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn do Hội đồng bộ trưởng ban hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
– Nhà nước khuyến khích bằng các biện pháp thỏa đáng, chính sách thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học – kỹ thuật bảo hộ lao động, việc kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo vệ người lao động.
7. Hợp đồng bảo hộ lao động là gì?
Hợp đồng bảo hộ lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động.
Khi thỏa thuận
Xuất phát từ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ lao động còn phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện và đồng bộ. Mặt khác, thực hiện bảo hộ lao động là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động.
Các quy định về bảo hộ lao động mang tính chất bắt buộc, từ đó hạn chế thấp nhất hậu quả của việc không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Bảo hộ lao động là hoạt động được thực hiện đông đảo bởi người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động là người chịu tác động trực tiếp của điều kiện lao động, do đó bản thân mỗi người lao động cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động bảo hộ lao động.