Bảo hiểm y tế ngày càng phổ biến và chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm bớt chi phí khám chữa bệnh. Nắm được quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ giúp người sử dụng chủ động hơn khi chọn cơ sở khám chữa bệnh và ý thức bảo vệ quyền lợi của mình.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?
Theo Luật bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014
“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Bảo hiểm y tế (BHYT) là 1 trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay cho người lao động khi thăm, khám chữa bệnh. Vậy những đối tượng nào bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế?
Theo Điều 3
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.”
4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
2. Các đối tượng được mua bảo hiểm y tế tự nguyện:
Trước khi tìm hiểu cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện chúng ta cần hiểu rõ bảo hiểm y tế tự nguyện là gì và các đối tượng được mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Hiện nay Nhà nước ta quản lý các đối tượng tham gia gia bảo hiểm y tế theo 02 loại hình bảo hiểm y tế là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
Bảo hiểm y tế tự nguyện được hiểu là hình thức bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Đối với hình thức BHYT tự nguyện các đối tượng sẽ được lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Các đối tượng được mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm tất cả công dân Việt Nam trừ các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Các đối tượng được mua bảo hiểm y tế tự nguyện được quyền lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên mức tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế.
3. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện:
Bảo hiểm y tế tự nguyện được khuyến khích cho tất cả mọi người, thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều.
3.1. Làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện:
Hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Để tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo bạn cần phải tiến hành chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS
- Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình theo mẫu D01 – HGĐ . Việc kê khai danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần đại diện hộ gia đình lên tiến hành kê khai. Người kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó nếu kê khai sai thì phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn chi phí khám chữa bệnh (nếu có phát sinh)
- Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3 để tiến hành đối chiếu thông tin.
- Bản photo hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của những người đã có thẻ bảo hiểm y tế để nộp kèm danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại Khoản 13 Điều 18 quyết định/ QĐ- BHXH.
Hồ sơ sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì bạn tiến hành nộp tại nơi bạn có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Khi làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần xác định được mình thuộc đối tượng nào để có thể làm hồ sơ mua bảo hiểm tốt nhất.
3.2. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện:
Những người chưa tham gia bảo hiểm y tế theo diện bắt buộc đều cần mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện hiện tại khá đơn giản và được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện và cơ sở bạn ban đầu sẽ khám chữa bệnh ban đầu.
- Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện mà bạn muốn đến đăng ký, thường là các đại lý thu ở xã phường do Uỷ ban nhân dân xã đề xuất và ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội, hoặc đại lý thuộc hệ thống Bưu điện tại các điểm bưu cục, các bưu điện văn hóa xã
- Xác định nơi thuận tiện ban đầu để bạn khám, chữa bệnh, thường là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.
Bước 2: Đến tại đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế
Xuất trình hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do
Hoàn thiện hồ sơ mua bảo hiểm y tế bao gồm tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu (Hồ sơ được quy định tại Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014).
Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đối chiếu
Sau khi hoàn tất tất tờ khai và hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện các bạn sẽ nộp tờ khai đó cho đại lý thu để họ kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu không có vấn đề gì người mua BHYT sẽ được cấp BHYT sau khoảng 10 ngày làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả, Bạn nhận thẻ bảo hiểm y tế tại nơi đã nộp hồ sơ.
4. Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện:
Theo quy định của Pháp luật từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu bạn muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Tham gia theo hình thức này về cơ bản sẽ rất có lợi nếu cho những người tham gia sau bởi chi phí tham gia BHYT sẽ giảm đi đáng kể.
4.1. Mức đóng BHYT tự nguyện:
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành năm 2014 (sửa đổi, bổ sung điều 13, Luật Bảo hiểm y tế), mức đóng BHYT hộ gia đình được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện:
Mức hưởng BHYT tự nguyện được phân ra thành nhiều trường hợp khác nhau. Người bệnh sẽ được hưởng mức chi trả theo khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến, hưởng theo chế độ đối tượng đặc biệt được quy định tại Luật BHYT.
Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.
Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số
1. Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến
Các mức hưởng bảo hiểm y tế khi người tham gia khám chữa bệnh đúng tuyến bao gồm
100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:
1. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
2. Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
3. Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
4. Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
5. Người có công với cách mạng, cựu chiến binh
6. Trẻ em dưới 6 tuổi;
7. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
8. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
9. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
10. Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
11. Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
80% chi phí nếu là các đối tượng khác:
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020;
- 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.