Bảo hiểm vi mô cung cấp dịch vụ tài chính nhằm tích lũy cho người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trong xã hội với một số đặc trưng nổi bật. Vậy bảo hiểm vi mô là gì? Và đặc điểm của bảo hiểm vĩ mô như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm vi mô là gì?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có giải thích về bảo hiểm vi mô. Theo đó: Bảo hiểm vi mô là khái niệm để chỉ loại bảo hiểm hướng tới các chủ thể là cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp trong xã hội, bảo hiểm vi mô nhằm mục đích bảo vệ những đối tượng này trước những rủi ro về tính mạng, rủi do về sức khỏe và rủi ro về tài sản.
Tuy nhiên chỉ có một số chủ thể nhất định mới được thực hiện hoạt động cung cấp loại hình bảo hiểm vi mô. Căn cứ theo quy định tại Điều 146 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Theo đó, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ bao gồm:
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
Chính phủ sẽ quy định cụ thể về trình tự, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động phải tiến hành hoạt động đình chỉ đối với nội dung hoạt động của các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính sẽ có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động phải tiến hành hoạt động đình chỉ nội dung hoạt động của các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô.
Theo đó, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động trên lãnh thổ của nước Việt Nam, hoặc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập các hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam
2. Đặc điểm của bảo hiểm vi mô là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 144 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về đặc điểm của bảo hiểm vi mô. Theo đó, sản phẩm bảo hiểm vi mô sẽ mang những đặc điểm cơ bản sau:
– Sản phẩm bảo hiểm vi mô được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu đối với người tiêu dùng, có thủ tục thẩm định bảo hiểm đơn giản, hạn chế tính phức tạp, hoặc thậm chí là không cần phải thực hiện thủ tục thẩm định bảo hiểm;
– Chỉ bao gồm các quyền lợi nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ bản trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia bảo hiểm với thời hạn bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện nay là không quá 05 năm;
– Số tiền bảo hiểm hiện nay được xác định dựa trên từng hợp đồng bảo hiểm nhất định, phí bảo hiểm hằng năm cho từng người được bảo hiểm của một hợp đồng sẽ không vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, bảo hiểm vi mô là một loại sản phẩm bảo hiểm đặc biệt. Bảo hiểm vi mô có đặc điểm đó là phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm vi mô vô cùng nhỏ, vấn đề này gây ấn tượng đối với người tiêu dùng trên thị trường, sản phẩm bảo hiểm vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Bảo hiểm vi mô còn là một mô hình thiết kế cho các đối tượng yếu trong xã hội và có vai trò vô cùng quan trọng. Bảo hiểm vi mô là một bộ phận của tài chính vi mô, loại hình bảo hiểm vi mô cung cấp dịch vụ bảo vệ và tiết kiệm cho các gia đình thuộc đối tượng thu nhập thấp trong xã hội bằng cách cung cấp các gói bảo hiểm phù hợp nhất đối với thu nhập và nhu cầu của khách hàng. Khách hàng mà bảo hiểm vi mô phục vụ chủ yếu bao gồm các cá nhân thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật, những hộ dân mới thoát nghèo, những hộ dân có mức sống trung bình trong xã hội, cá nhân có thu nhập thấp có nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống, bảo hiểm vi mô được hoạt động dựa trên nguyên tắc thừa nhận rộng rãi về chế độ bảo hiểm và bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng. Cũng như những loại hình bảo hiểm thông thường, bảo hiểm vi mô trên thực tế hiện nay bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, tuy nhiên giá trị của bảo hiểm vi mô lại thấp hơn so với những loại hình bảo hiểm khác, vì vậy nó rất được ưa chuộng. Những người tham gia loại hình bảo hiểm với một chỉ có thể phải đóng một số tiền bảo hiểm nhỏ rất phù hợp với khả năng thu nhập của họ trên thực tế. Các sản phẩm bảo hiểm vi mô cung cấp có thể kể đến như: Bảo hiểm con người (trong đó có bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn, bảo hiểm tiết kiệm tuổi già …); bảo hiểm tài sản (trong đó bao gồm bảo hiểm thiệt hại máy móc thiết bị sản xuất phải điện thoại về cây trồng và vật nuôi …). Không chỉ là công cụ để bảo vệ cho người nghèo, bảo hiểm vi mô còn đóng góp vào quá trình nâng cao kiến thức tài chính bảo hiểm, giúp cho người nghèo hình thành thói quen xây dựng nên kế hoạch tài chính phù hợp cho tương lai.
3. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô:
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cùng cấp bảo hiểm vi mô. Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ hoạt động dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau:
– Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm y tế hoạt động dựa trên hình thức tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô cho khách hàng;
– Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý giám sát hiệu quả quá trình hoạt động, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chế độ tài chính và toán, nhằm đích đảm bảo an toàn về tài chính và bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ trên thực tế, cam kết với các thành viên tham gia bảo hiểm, các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sẽ phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện quá trình quản trị rủi ro, nhằm mục đích kiểm soát một cách có hiệu quả và tối đa các rủi ro phát sinh từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô;
– Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động cung cấp bảo hiểm quy mô của các tổ chức tương hỗ cùng cấp bằng điểm thi môn theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc giảm trừ chi phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi và phúc lợi bảo hiểm cho người được bảo hiểm, hỗ trợ cho các thành viên và các mục đích khác phù hợp với điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó thì có thể thấy, với đặc trưng là chi phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm vô cùng nhỏ, thủ tục đơn giản, bảo hiểm vi mô đã và đang phổ biến trên thị trường. Bảo hiểm vi mô cung cấp dịch vụ tài chính nhằm mục đích phòng ngừa và tích lũy cho những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trong xã hội. Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong quá trình đảm bảo an sinh an toàn xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tại Việt Nam, tiềm năng phát triển loại hình bảo hiểm này là vô cùng rộng mở, cần phải nâng cao hiểu biết của con người về bảo hiểm vi mô để có thể đưa ra các kênh phân phối sản phẩm phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.