Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là hình thức bảo hiểm được thực hiện trong doanh nghiệp. Bảo hiểm có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động rủi ro với tính chất nghề nghiệp. Bảo hiểm trách nhiệm thất nghiệp bảo với tính chất nghề nghiệp và các quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm được thực hiện với tính chất bảo đảm đối với trách nhiệm nghề nghiệp. Khi người thực hiện công việc trong tính chất của mình có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa công ty bảo hiểm và doanh nghiệp được bảo hiểm. Trong đó, doanh nghiệp được bảo hiểm bảo đảm cho tính chuyên môn hay nhân viên của doanh nghiệp mình.
Bảo hiểm là hợp đồng được giao kết giữa hai bên. Tuy nhiên do tính chất nghề nghiệp cần thiết đảm bảo của doanh nghiệp thực hiện nghề nghiệp. Do đó mà các cung cấp từ bảo hiểm nhằm hướng đến đảm bảo tài chính đáp ứng các chi phí kiện tụng và các thiệt hại phải trả cho bên thứ ba trong quá trình kiện tụng. Do các sai sót trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn của doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó. Dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn dành cho bên thứ ba.
Bảo hiểm giúp doanh nghiệp với nghề nghiệp của họ được thực hiện hiệu quả trên thực tế. Bảo vệ chính các rủi ro cho doanh nghiệp đó trong chi phí phải đảm bảo cho kiện tụng. Cũng như đối với các bồi thường có thể với chi phí cao. Tính chất bảo hiểm này được xác định cụ thể hơn với các tính chất nghề nghiệp. Và các rủi ro tài chính được xác định tương ứng trong lợi ích của bên thứ ba. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về tài chính khi phát sinh vấn đề phải đền bù thiệt hại.
Bảo hiểm được ký kết giữa công ty bảo hiểm với doanh nghiệp có trách nhiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, các rủi ro xác định trong khắc phục nhằm giải quyết cho bên thứ ba trong nhu cầu tiếp nhận. Họ thực hiện các công việc với bên cung cấp trách nhiệm nghề nghiệp. Và phải được đảm bảo với chất lượng cung cấp.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong tên tiếng anh là: Professional liability insurance.
2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
2.1. Phạm vi bảo hiểm:
Là phạm vi xét với tính chất của tổn thất và các thỏa thuận trong trách nhiệm ràng buộc. Với doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên lại dẫn đến các sơ suất hay sai sót trong quá trình hành nghề. Mang đến thiệt hại hay những tổn thất cho bên thứ ba là khách hàng trực tiếp. Các bảo hiểm tham gia cho phép bên cung cấp bảo hiểm đáp ứng các chi phí và tổn thất một phần trong hoạt động đó. Tiến hành với:
+ Thanh toán các chi phí, tổn phát sinh trong việc chống lại hoặc giải quyết các khiếu nại phát sinh.
+ Ngày hiệu lực của hồi tố: Tổn thất thuộc phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm xảy ra sau ngày hiệu lực hồi tố. Khi đó, các khiếu nại được bên cung cấp bảo hiểm chịu trách nhiệm trong phạm vi. Ngoài thời hạn này, bên có tính chất nghề nghiệp phải tự chịu trách nhiệm giải quyết cho những tổn thất và hệ quả họ tạo ra.
2.2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm:
Phản ánh phạm vi và tính chất đối với các giá trị bảo hiểm. Thường được dựa trên cơ sở thỏa thuận và ký kết hợp đồng giữa các bên. Với các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng ràng buộc. Trong mọi trường hợp trách nhiệm bồi thường tối đa bằng mức trách nhiệm. Các giới hạn được thỏa thuận càng lớn, chi phí bên bảo hiểm được nhận càng cao.
2.3. Phí bảo hiểm:
Tính theo tỉ lệ %/phí tư vấn hoặc tỉ lệ %/mức trách nhiệm bảo hiểm. Khi các đóng góp của bên bảo hiểm tỉ lệ với giá trị lợi ích họ có thể nhận được.
3. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
Các đối tượng bắt buộc tham gia được quy định cụ thể trong luật và các văn bản liên quan. Trong khi một số tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tham gia hình thức bảo hiểm này. Như một lợi ích đành đến khách hàng khi tham gia các dịch vụ do họ cung cấp. Đặc biệt là bảo đảm hiệu quả công việc trong tính chất chuyên môn của nghề nghiệp. Cũng như các rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra.
Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn chịu trách nhiệm pháp lí phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn. Theo tính chất chuyên môn và tính nghiệp vụ được pháp luật quy định cụ thể. Và rủi ro có thể đến từ hành động thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính hoặc nhân viên của họ. Với tổn thất có thể gây ra cho khách hàng cần được bảo hiểm để bù đắp.
Trong đó, các đối tượng tham gia bắt buộc với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm:
– Tổ chức hành nghề luật sư.
Khoản 6 Điều 40 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
“Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”.
Tính chất nghề nghiệp này có những đặc thù khi mà lợi ích được phản ánh trực tiếp với các đối tượng có nhu cầu. Họ thực hiện trả phí cho luật sư để tham gia kiện tụng hay tìm kiếm quyền lợi hợp pháp. Luật sư phải bảo đảm với nghiệp vụ được triển khai đáp ứng quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Quy định tại Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi năm 2010. Theo điểm c khoản 2 Điều 8, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Tính chất thực hiện công việc của những doanh nghiệp này dựa trên lợi ích thực tế tìm kiếm của người tham gia. Tránh các trường hợp nhân viên tư vấn sai cho khách để ký được hợp đồng. Hoặc tư vấn các gói bảo hiểm không phù hợp vì những lợi ích tìm kiếm của họ. Lợi ích lâu dài của khách hàng không được bảo đảm. Dẫn đến sản phẩm bảo hiểm không đủ bảo vệ những rủi ro, tổn thất hoặc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm không đủ khả năng bồi thường,…
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt nam.
Theo khoản 5 Điều 29
“Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.”.
Tính chất hành nghề này được thể hiện như một dịch vụ đảm bảo kiểm tra lại tính chất kế toán trong doanh nghiệp. Do đó phải đảm bảo thực hiện hiệu quả với dịch vụ cung cấp. Các lợi ích nhận được phải phản ánh với tính chất công việc khách quan, đảm bảo. Do đó, với các rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích bù đắp.
– Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng.
theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014.
” Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.”.
Xây dựng phải đảm bảo cho chức năng, mục đích tìm kiếm. Ảnh hưởng đến các giá trị phản ánh kỹ thuật bên cạnh yêu cầu của chủ công trình. Trong tính chất dự kiến sử dụng và hoàn thành thực tế của công trình. Với thỏa thuận và cam kết của các bên, phải đảm bảo cho các tính chất được đáp ứng.
– Doanh nghiệp thẩm định giá.
Theo quy định tại Điều 6, Khoản 1
“Doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.”.
Hoạt động thẩm định diễn ra với tính chất nghiệp vụ cao. Ảnh hưởng đến các nhu cầu và lợi ích trực tiếp khi tham gia vào các nhu cầu khác. Kết quả của thẩm định giá được sử dụng để tìm kiếm và cân đối các quyền, lợi ích khác. Nó cũng phản ánh với giá trị tính toán đối với các nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra. Bởi tính chất nghiệp vụ không được đảm bảo trong quá trình thực hiện của công việc này.
– Tổ chức hành nghề công chứng.
Quy định tại Khoản 5 Điều 33
“Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.”.
Công chứng mang đến các nghiệp vụ của nghề nghiệp theo quy định của nhà nước. Mang đến các giá trị đóng góp cho công việc quản lý nhà nước. Tổ chức hành nghề phải duy trì trách nhiệm này trong hoạt động ổn định. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
– Cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định tại Điều 78 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2017.
“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ tại doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.”.
Trong đó, tính chất công việc thực hiện ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, chi phí, sức khỏe của người có nhu cầu. Công việc này có thể mang đến các rủi ro hay tổn thất tác động trực tiếp và nghiêm trọng. Cần thiết thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện, cơ sở giám định y khoa, phòng khám đa khoa…
Người hành nghề: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng viên, lương y,…