Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại ngày càng cho thấy rõ vai trò kinh tế xã hội vô cùng to lớn mà hoạt động này mang lại cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và cho toàn xã hội. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về bảo hiểm thương mại là gì cũng như tổng hợp các loại hình bảo hiểm thương mại phổ biến hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm thương mại là gì?
Đây là một dòng bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc đại khái bù số ít. Thông qua đấy, người bảo hiểm sẽ cam kết về việc bồi thường hoặc là chi trả số tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong các giả dụ buổi lễ được bảo hiểm xảy ra sở hữu điều kiện là bên bảo hiểm sẽ cam kết trả 1 khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì bảo hiểm thương mại chính là một hình thức nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ dựa trên các hợp đồng bảo hiểm mà tạo ra. Để có thể hưởng được đầy đủ các quyền lợi, duy trì được bảo hiểm thì những người tham gia sẽ cần phải đóng một khoản phí cố định, đều đặn theo như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng như là đóng theo tháng, quý, năm. Và trong thời gian tham gia bảo hiểm thương mại, nếu như người được bảo hiểm gặp bất kỳ rủi ro nào như trong điều khoản đã thỏa thuận thì sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường, chi trả theo đúng quy định. Bản chất của bảo hiểm thương mại chính là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm, từ đó nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi tai nạn xảy ra, các rủi ro bất ngờ xảy đến gây tổn thất đối với người được bảo hiểm. Đồng thời, phân phối thu nhập trong bảo hiểm thương mại thường là phân phối không mang tính bối hoàn.
Như vậy, dù tham gia vào việc đóng góp bảo hiểm nhưng nếu không thỏa mãn được các điều kiện để bồi thường hoặc là chi trả thì hoạt động phân phối này sẽ không diễn ra và không có sự bồi hoàn đối với các khoản đã đóng.
Bảo hiểm thương mại tiếng anh là “Commercial Insurance”.
2. Quy định pháp luật về Bảo hiểm thương mại:
2.1. Nguyên tắc hoạt động:
Hoạt động của bảo hiểm thương mại cũng giống như các loại bảo hiểm khác đó là “sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người tham gia để giúp đỡ những người bất hạnh. Số người tham gia càng đông thì mức phí bảo hiểm phải đóng càng nhỏ, nếu như hết hợp đồng mà không xảy ra tai nạn để được bồi thường thì nó sẽ không ảnh hưởng gì đến hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người tham gia. Những người tham gia bảo hiểm không thể và cũng không cần biết nhau, họ chỉ biết các doanh nghiệp bảo hiểm là người nhận phí bảo hiểm thông qua hợp đồng và cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xảy ra.
2.2. Đặc trưng của Bảo hiểm thương mại:
– Bảo hiểm thương mại là một cam kết giữa hai bên trên cơ sở hợp đồng (hợp đồng bảo hiểm) giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
– Bên bảo hiểm (hay còn gọi là người bảo hiểm) có thể là một doanh nghiệp bảo hiểm là người cung cấp sự bảo đảm sẽ trả tiền hay bồi thường nếu sự kiện (hay rủi ro) được bảo hiểm xảy ra gây tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
– Bên được bảo hiểm là bên nhận được sự bảo đảm từ người bảo hiểm và đổi lại phải đóng phí bảo hiểm. Thực chất, sẽ có ba chủ thể hiện diện khi nói đến bên được bảo hiểm, đó là người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.
– Cam kết bảo hiểm được thực hiện dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít, nghĩa là việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của người bảo hiểm phải dựa vào một quĩ tài chính được hình thành từ các khoản phí bảo hiểm đã được nộp (quĩ bảo hiểm) bởi rất nhiều người tham gia bảo hiểm.
2.3. Vai trò của bảo hiểm thương mại:
Bảo hiểm thương mại hiện đang được khá nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bởi các lợi ích lớn mà nó mang lại góp phần ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm, từ đó ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức.
– Thứ nhất, đối với các cá nhân đơn lẻ
Với các cá nhân tham gia vào bảo hiểm thương mại thì khi gặp bất kỳ sự cố, rủi ro nào như là bệnh tật, tai nạn,… và cần đóng các khoản chi phí điều trị, viện phí thì sẽ được phía công ty bảo hiểm hỗ trợ về mặt tài chính để có thể giải quyết được các vấn đề.
– Thứ hai, đối với các doanh nghiệp
Thực tế có thể thấy, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp đôi khi cũng gặp không ít khó khăn, rủi ro. Và để có thể giảm thiếu cho những vấn đề này, các doanh nghiệp đã lựa chọn tham gia vào bảo hiểm thương mại với khoản chi phí nhất định. Đây được xem như là một phương án an toàn, thiết thực nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Theo đó, ngay cả trong trường hợp có các tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra thì doanh nghiệp cũng sẽ có phương án để giải quyết nhanh chóng và không để làm ảnh hưởng, gián đoạn đến các công việc sản xuất, kinh doanh của mình.
– Thứ ba, đối với các ngân hàng thương mại
Ngoài ra thì bảo hiểm thương mại cũng mang lại lợi ích thương mại hiện nay. Cụ thể đó là bảo hiểm thương mại giúp cho các ngân hàng có thể chủ động hơn trong các vấn đề liên quan đến tín dụng cho các khách hàng của họ. Hay nói theo cách khác thì bảo hiểm thương mại chính là một sự lựa chọn tối ưu để lớn cho các ngân hàng các ngân hàng có thể đảm bảo được các vấn đề về chi trả vốn cho doanh nghiệp khi họ gặp các sự cố, rủi ro phát sinh.
3. Các loại hình bảo hiểm thương mại:
Đối với bảo hiểm thương mại thì sẽ được phân loại theo nhiều góc độ, phương thức khác nhau. Tuy nhiên, để có thể phân biệt được rõ nhất các loại hình bảo hiểm này thì thường sẽ phân theo đối tượng đó là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Cụ thể, ba loại hình này được quy định như sau:
a) Bảo hiểm về tài sản
Đối tượng của bảo hiểm tài sản đó chính là nhằm bồi thường các thiệt hại cho con người được bảo hiểm trong các trường hợp xảy ra rủi ro lớn, gây tổn thất về tài sản. Ví dụ như là bị mất cắp, va chạm giao thông, cháy nổ, hỏng hóc do thiên tai,… Cụ thể các quy định liên quan đến bảo hiểm tài sản trong bảo hiểm thương mại đó là:
– Đối tượng được bảo hiểm là tài sản (ví dụ như là ô tô, xe máy, nhà cửa, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, hàng hóa,…)
– Thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm và sẽ tái tục hàng năm để khách hàng có thể tiếp tục hưởng quyền lợi.
– Thời hạn đóng phí bảo hiểm sẽ là đóng 1 lần duy nhất cho mỗi lần mua.
– Về đáo hạn hợp đồng sẽ là không có.
Ngoài ra thì bảo hiểm tài sản này còn phân chia ra thành nhiều loại khác nhau như sau: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tài sản; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm về hàng không; Bảo hiểm về xe cơ giới; Bảo hiểm về cháy nổ; Bảo hiểm về thân tàu; Bảo hiểm về trách nhiệm; Bảo hiểm về tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm về các thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm về nông nghiệp.
b) Bảo hiểm về con người
Bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại hiện nay sẽ bao gồm có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Các loại bảo hiểm này sẽ đều hướng đến đối tượng là sức khỏe, thân thể, tính mạng của con người. Cụ thể các quy định về bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại là:
– Đối tượng chung là trường hợp ốm đau, bệnh tật, bệnh hiểm nghèo, thương tật, chăm sóc sức khỏe.
– Mục đích của bảo hiểm sức khỏe là chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ về tài chính trước các rủi ro, còn với bảo hiểm nhân thọ thì nhằm dự phòng tài chính trước những rủi ro không lường trước có liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tích lũy, đầu tư cho tương lai.
– Thời hạn của bảo hiểm sức khỏe thường là 1 năm và tái tục hàng năm, còn đối với bảo hiểm nhân thọ thì linh hoạt, có thể là 10 năm, 20 năm hoặc trọn đời. Thời gian đóng phí đối với bảo hiểm sức khỏe là đóng 1 lần duy nhất khi mua, còn với bảo hiểm nhân thọ là linh hoạt, có thể đóng 8 năm, 10 năm hoặc đóng theo tháng, quý, năm.
– Về đáo hạn hợp đồng thì bảo hiểm sức khỏe sẽ không có, bảo hiểm nhân thọ thì sẽ nhận đáo hạn khi hết thời hạn hợp đồng hoặc khi có rủi ro kết thúc hợp đồng, dừng hợp đồng giữa chừng.
Bên cạnh đó, 2 loại bảo hiểm trong bảo hiểm con người này cũng phân chia ra thành nhiều loại như là:
– Với bảo hiểm thuộc nghiệp vụ báo hiểm sức khỏe thì gồm có báo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
– Còn với bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ thì gồm có bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.
c) Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ hướng đến đối tung là trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường. Thông thường thì loại bảo hiểm này sẽ cần thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Quy định chi tiết về loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong bảo hiểm thương mại đó là:
– Thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm và tái tục hàng năm để khách hàng có thể tiếp tục hưởng quyền lợi.
– Thời hạn đóng phí bảo hiểm thường là đóng 1 lần duy nhất khi mua, tuy nhiên cũng có trường hợp được đóng thành nhiều kỳ.
– Về đáo hạn hợp đồng thì là không có.
Các sản phẩm nằm trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiện nay bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự xe máy; Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với các hành khách; Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển; Bảo hiểm về trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; Bảo hiểm về trách nhiệm đối với các sản phẩm và của chủ lao động đối với những người lao động.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–