Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là gì? Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe có phải chịu thuế GTGT không? Lợi ích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ? Quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm?
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa và dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài). Công ty trong nước phải tính thuế GTGT trên giá trị hàng hóa và dịch vụ bán ra. Vậy bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ pháp lý:
–
–
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là gì?
1.1. Bảo hiểm nhân thọ:
Tại khoản 13, 15 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2023) có giải thích về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ, theo đó:
“Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”
Bảo hiểm nhân thọ chính là sản phẩm của những công ty kinh doanh bảo hiểm và được thiết kế với những quyền lợi, những điều khoản rõ ràng nhằm để bảo vệ những người tham gia trước những biến cố về sức khỏe hoặc những rủi ro về thân thể, về tính mạng. Ngoài ra, việc tham gia về bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ có thể coi đây là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định.
Việc tham gia vào bảo hiểm nhân thọ sẽ được xác lập bằng hợp đồng bảo hiểm giữa những người tham gia với lại công ty bảo hiểm. Hợp đồng này sẽ phải đảm bảo được các điều kiện theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và những văn bản pháp luật có liên quan.
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm có:
– Bảo hiểm sinh kỳ;
– Bảo hiểm tử kỳ;
– Bảo hiểm trọn đời;
– Bảo hiểm hỗn hợp;
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
– Bảo hiểm liên kết đầu tư;
– Bảo hiểm hưu trí.
1.2. Bảo hiểm sức khỏe:
Theo định nghĩa, Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm sức khỏe được coi là một chỗ dựa tài chính vững chắc khi mà bản thân và gia đình của người tham gia gặp phải rủi ro, gặp tai nạn bất ngờ hoặc là họ không may mắc các bệnh hiểm nghèo.
Đặc điểm của bảo hiểm sức khỏe chính là thời hạn hợp đồng chỉ là 1 năm, đóng phí 1 lần duy nhất để hưởng các quyền lợi. Nếu muốn tiếp tục được hưởng quyền lợi của gói bảo hiểm thì khách hàng cần phải tái tục bảo hiểm (có nghĩa là gia hạn, đóng phí nhằm để sản phẩm tiếp tục có hiệu lực).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe sẽ được phân ra thành 3 loại bảo hiểm chính, đó chính là:
– Bảo hiểm tai nạn con người;
– Bảo hiểm y tế;
– Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
2. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe có phải chịu thuế GTGT không?
Thuế giá trị gia tăng chính là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của các hàng hóa, các dịch vụ phát sinh ở trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng.
Tại Điều 14 Thông tư 09/2011/TT-BTC về thuế GTGT, thuế TNDN lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có quy định về các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, theo điều này thì các đối tượng sau đây không phải chịu thuế giá trị gia tăng:
– Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn của con người trong gói bảo hiểm nhân thọ
– Bảo hiểm của người học
– Bảo hiểm của tai nạn thủy thủ, thuyền viên
– Bảo hiểm của tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp với nằm viện)
– Bảo hiểm tai nạn của hành khách
– Bảo hiểm của khách du lịch;
– Bảo hiểm của tai nạn lái – phụ xe và người ngồi trên xe;
– Bảo hiểm của người đình sản;
– Bảo hiểm của trợ cấp nằm viện phẫu thuật;
– Bảo hiểm của sinh mạng cá nhân;
– Bảo hiểm của người sử dụng điện;
– Bảo hiểm bồi thường của người lao động, bảo hiểm sức khỏe và những bảo hiểm khác có liên quan đến con người, đến chăm sóc sức khỏe của con người;
– Bảo hiểm của vật nuôi, bảo hiểm của cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác;
– Tái bảo hiểm;
– Đào tạo của đại lý bảo hiểm;
– Bảo hiểm của các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu mà mang quốc tịch nước ngoài do các nhà thầu dầu khí hoặc các nhà thầu phụ nước ngoài thuê nhằm để hoạt động tại các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và những quốc gia mà có bờ biển tiếp liền hay đối diện mà đã thỏa thuận đặt dưới chế độ khai thác chung.
Như vậy, qua quy định trên thì bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là một trong các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Vì thế, người tham gia bảo hiểm sức khỏe, tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ không phải đóng thuế giá trị gia tăng.
3. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ:
Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ đã đem lại khá nhiều lợi ích cho những người tham gia, ví dụ như:
– Đảm bảo được tài chính trước những rủi ro, tai nạn có thể xay ra: Lợi ích cốt lõi mà những sản phẩm bảo hiểm sức khỏe mang đến cho người tham gia đó chính là hỗ trợ tài chính kịp thời. Qua đó, mà san sẻ được gánh nặng về viện phí, những khó khăn về tài chính để những người tham gia bảo hiểm được an tâm điều trị, nhanh chóng phục hồi về sức khỏe.
– Tiết kiệm về thời gian chuyển tuyến: Loay hoay với những thủ tục nhập viện, chuyển tuyến khiến người nhà và bệnh nhân đều mệt mỏi vì mất khá nhiều thời gian. Nhưng khi họ tham gia vào bảo hiểm sức khỏe, thì khoảng thời gian chờ đợi này thì sẽ được rút ngắn. Họ chỉ cần xuất trình ra thẻ bảo hiểm sức khỏe của cá nhân, thì người khám chữa bệnh cũng sẽ được những bệnh viện chấp nhận bảo hiểm hỗ trợ nhanh chóng.
– Được linh hoạt lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh ở trong danh sách hợp đồng: Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe thì người tham gia có thể linh hoạt được lựa chọn bệnh viện mà họ tin tưởng và không cần đúng tuyến. Hiện nay, khi tham gia những loại bảo hiểm sức khỏe thì khách hàng đều sẽ được cung cấp một danh sách gồm các bệnh viện chấp nhận bảo hiểm. Những người tham gia nếu như khám chữa bệnh tại những bệnh viện có trong danh sách này thì họ sẽ được bảo lãnh viện phí cũng như là các chi phí điều trị có liên quan khác. Đặc biệt là, một số sản phẩm bảo hiểm về sức khỏe cao cấp còn được chi trả các chi phí điều trị bệnh tại những bệnh viện nước ngoài.
4. Quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm:
– Thu phí bảo hiểm theo đúng thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin có liên quan đến việc giao kết và việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
– Đơn phương đình chỉ viêc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 19, tại khoản 2 Điều 20, tại khoản 2 Điều 35 và tại khoản 3 Điều 50 của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Từ chối trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng hoặc là từ chối bồi thường cho những người được bảo hiểm ở trong trường hợp mà không thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm hoặc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo đúng thoả thuận ở trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm phải áp dụng những biện pháp đề phòng, biện pháp hạn chế tổn thất theo đúng quy định của pháp luật;
– Yêu cầu người thứ ba phải bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường cho người mà được bảo hiểm do chính người thứ ba gây ra đối với các tài sản và trách nhiệm dân sự;
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
– Giải thích cho các bên mua bảo hiểm về những điều kiện, những điều khoản bảo hiểm; các quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
– Cấp cho các bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm ngay sau khi đã giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho những người thụ hưởng hoặc là bồi thường cho những người được bảo hiểm khi mà xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Giải thích bằng văn bản các lý do từ chối việc trả tiền bảo hiểm hoặc là từ chối bồi thường;
– Phối hợp với bên mua bảo hiểm để thực hiện giải quyết các yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về các thiệt hại thuộc về trách nhiệm bảo hiểm khi mà xảy ra sự kiện bảo hiểm.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
Quyền của bên mua bảo hiểm:
– Lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm mà hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm mình đã tham gia phải giải thích các điều kiện, các điều khoản bảo hiểm; yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc là đơn bảo hiểm;
– Đơn phương đình chỉ thực hiện về hợp đồng bảo hiểm theo các quy định tại khoản 3 Điều 19, tại khoản 1 Điều 20 của Luật kinh doanh bảo hiểm;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm mình đã tham gia trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc là bồi thường cho người mà được bảo hiểm theo đúng thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi mà xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm đúng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc là theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
– Đóng phí về bảo hiểm đầy đủ, theo đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Kê khai đầy đủ và trung thực mọi chi tiết mà có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Thông báo các trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc là làm phát sinh thêm các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm ở trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo các yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm nơi mình tham gia về việc xảy ra các sự kiện bảo hiểm theo đúng thoả thuận ở trong hợp đồng bảo hiểm;
– Áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất theo các quy định của pháp luật.