Các loại bảo hiểm chăn nuôi hiện nay được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn. Thực chất bảo hiểm chăn nuôi được thiết kế nhằm mục đích có thể hỗ trợ cho các chủ thể là những người chăn nuôi gia súc hay gia cầm. Bảo hiểm chăn nuôi là gì?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về bảo hiểm chăn nuôi:
Định nghĩa bảo hiểm chăn nuôi:
Bảo hiểm chăn nuôi trong tiếng Anh gọi là Livestock insurance. Bảo hiểm chăn nuôi hay còn là bảo hiểm vật nuôi được hiểu là loại bảo hiểm bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà những đối tượng bảo hiểm là các loại vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.
Sự cần thiết của bảo hiểm chăn nuôi:
Trong chăn nuôi thông thường các chủ thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro khác nhau mà nó gây tổn thất: Những rủi ro khách quan cụ thể như thiên tai, hạn hán, bão lũ; mặt khác cũng có những rủi ro chủ quan như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thí nghiệm… Cũng chính bởi vì thế tính ổn định trong hoạt động chăn nuôi còn thấp.
Chính bởi vì vậy, để nhằm mục đích có thể chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng nhằm mục đích để có thể bồi thường kịp thời những tổn thất, biện pháp tốt nhất là tiến hành bảo hiểm cho vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.
2. Đối tượng bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm chăn nuôi:
Đối tượng bảo hiểm chăn nuôi cụ thể đó là các sản phẩm chăn nuôi và các loại vật nuôi. Đối với vật nuôi là tài sản cố định thì thông thường sẽ được bảo hiểm đến từng con, còn đối với vật nuôi là tài sản lưu động có thể bảo hiểm cả đàn.
Vật nuôi thực chất chính là tài sản lưu động là những vật nuôi được nuôi dưỡng trong thời gian ngắn, quá trình thu sản phẩm gắn liền với quá trình giết mổ hoặc chuyển chúng sang làm chức năng tài sản cố định.
Thời hạn bảo hiểm chăn nuôi của loại này thông thường sẽ là từ khi con giống tách mẹ nuôi độc lập đến khi vật nuôi xuất chuồng.
Vật nuôi thực chất chính là tài sản cố định thông thường có thời gian nuôi dưỡng lâu, giá trị lớn và được chuyển dịch dần vào sản phẩm thu được qua các năm.
Thời hạn bảo hiểm loại này thông thường sẽ là một năm hoặc toàn bộ chu kì sản xuất.
Nếu thời hạn bảo hiểm là toàn bộ chu kì sản xuất thì nó sẽ được bắt đầu khi vật nuôi được chuyển thành chức năng tài sản cố định đến khi kết thúc chu kì sản xuất (khi đã khấu hao xong).
Phạm vi bảo hiểm chăn nuôi:
– Thiên tai, bão lụt, mưa đá, nóng, lạnh bất thường, khô cạn nguồn nước.
– Bệnh dịch, bao gồm cả bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm.
– Buộc phải giết mổ để phòng trừ dịch bệnh lây lan; hoặc khi vật nuôi bị ốm, bị tai nạn, bị thương tật không còn tiếp tục nuôi dưỡng và sử dụng được.
– Các rủi ro khác cụ thể như: động vật ăn thịt, hoặc phá hoại; đánh cắn lẫn nhau, tai nạn giao thông, hỏa hoạn…
3. Một số quy định của bảo hiểm vật nuôi:
Những điều kiện của bảo hiểm vật nuôi:
Theo Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm vật nuôi (ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QÐ-BTC ngày 16-12-2011 của Bộ trưởng Tài chính) quy định về điều kiện cụ thể sau đây:
– Vật nuôi sẽ cần phải được nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình chăn nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương. Vật nuôi khỏe mạnh, đã được tiêm phòng và không chăn nuôi trong khu vực đang có dịch bệnh.
– Số lượng vật nuôi tham gia bảo hiểm phải đạt những điều kiện sau:
+ Trong trường hợp chăn nuôi lẻ: phải bảo hiểm toàn bộ vật nuôi của hộ và:
Trâu, bò: tối thiểu 30% số lượng vật nuôi trong xã.
Lợn thịt: tối thiểu 30% số lượng vật nuôi trong xã.
Gia cầm: tối thiểu 30% số lượng gia cầm trong xã và hộ nuôi phải bảo đảm quy mô nhất định. Cụ thể: nuôi lấy thịt từ 200 con trở lên; nuôi lấy trứng từ 100 con trở lên.
+ Trong trường hợp chăn nuôi quy mô trang trại: phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của trang trại.
– Thời gian chờ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm áp dụng đối với bệnh và dịch bệnh: vật nuôi bị chết trong phạm vi mười ngày kể từ ngày nhận bảo hiểm và vật nuôi từ tỉnh khác chuyển đến bị chết do bệnh và dịch bệnh trong vòng 30 ngày.
– Vật nuôi trong độ tuổi theo quy định cụ thể như: bò sữa từ sáu tháng tuổi đến 12 tuổi; trâu, bò từ sáu tháng tuổi đến mười tuổi; lợn nái, đực giống từ sáu tháng tuổi đến khi chuyển sang nuôi thịt hoặc loại thải và không quá tám tuổi; lợn thịt (bao gồm cả lợn nái hậu bị) từ hai tháng tuổi đến sáu tháng tuổi; gà thịt từ hai tuần tuổi đến hết chu kỳ nuôi tùy theo từng loại; gà đẻ từ hai tuần tuổi đến 60 tuần tuổi.
Điều kiện tham gia bảo hiểm và trách nhiệm của người được bảo hiểm:
Để các chủ thể được tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
– Người được bảo hiểm phải tuân thủ điều kiện kê khai trung thực, đầy đủ, chính xác mọi thông tin theo mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
– Người được bảo hiểm phải tuân thủ điều kiện thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.
– Người được bảo hiểm phải tuân thủ điều kiện tham gia bảo hiểm cho toàn bộ diện tích lúa của hộ gia đình và tất cả các vụ.
– Người được bảo hiểm phải tuân thủ các quy trình canh tác lúa, bao gồm cả giai đoạn gieo cấy và thu hoạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quy định.
– Người được bảo hiểm phải tuân thủ các khuyến nghị của cơ quan quản lý nông nghiệp (phòng, sở nông nghiệp) về lựa chọn giống lúa gieo trồng và các biện pháp kỹ thuật đề phòng thiệt hại và bảo vệ mùa màng.
– Người được bảo hiểm phải
– Người được bảo hiểm phải tiến hành gieo cấy lại theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và/hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
– Trong mọi trường hợp, bằng chi phí của mình phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp để đề phòng và hạn chế tổn thất.
4. Quyền lợi của người được bảo hiểm:
– Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm người được bảo hiểm được nhận tiền bồi thường theo đúng quy định pháp luật.
– Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm người được bảo hiểm có quyền khiếu nại trong trường hợp có tranh chấp.
Trách nhiệm của chủ hợp đồng:
– Chủ hợp đồng có trách nhiệm cung cấp thông tin một cách trung thực, đầy đủ, chính xác trong vòng 15 ngày sau khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
– Chủ hợp đồng sẽ ký hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và chuyển giao giấy chứng nhận bảo hiểm tới từng người được bảo hiểm sau khi thu phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn trong xã được bảo hiểm và nộp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm.
– Chủ hợp đồng có trách nhiệm giải thích rõ cho chủ thể là người được bảo hiểm về phương thức chi trả bồi thường. Chủ hợp đồng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm. Cũng như sẽ cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chi trả bồi thường đầy đủ và chính xác cho từng người được bảo hiểm trong xã trong vòng 15 ngày sau khi nhận được số tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.
– Chủ hợp đồng có trách nhiệm hợp tác và tạo mọi điều kiện phù hợp cho các cơ quan cung cấp số liệu và chuyên gia nông nghiệp do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định.
– Chủ hợp đồng có trách nhiệm ngay sau khi nhận được
Trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm:
– Doanh nghiệp bảo hiểm khi nhận được thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức độ tổn thất và đề ra các biện pháp hạn chế tổn thất đến mức tối đa.
– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Doanh nghiệp bảo hiểm được thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.