Hiện nay ở một số lĩnh vực như xây dựng hay gặp một số lỗi đặc biệt như trong khi tham gia giao thông người ta thường nhắc tới Bảo hiểm bên thứ 3 hay Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba đây là loại bảo hiểm bắt buộc và nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi trong các trường hợp cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm bên thứ 3 là gì?
Bảo hiểm bên thứ ba đây là sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của Bên mua bảo hiểm đối với Bên thứ 3 phát sinh từ lỗi sơ ý gây thiệt hại về người và tài sản. Một số lỗi sơ ý như điều khiển xe gây tai nạn, thi công xây dựng công trình ảnh hưởng đến tài sản bên thứ 3, sơ suất trong thiết kế thi công gây ảnh hưởng công trình…. Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 (hay Bảo hiểm trách nhiệm công cộng –Public Liability Insurance) đã ra đời nhằm thay mặt cho Người được bảo hiểm chi trả các thiệt hại cho Bên thứ 3.
Bảo hiểm bên thứ ba tiếng anh là “Third-party Liability Insurance”.
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong xây dựng?
Nói dễ hiểu đây là bảo hiểm bắt buộc trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo quyền lợi và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) phát sinh do gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của người thứ ba liên đới (người lao động; người sử dụng thiết bị, công trình xây dựng…).
Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 là loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm công trình xây dựng được quy định theo
Theo khoản 3 điều 3 hướng dẫn thực hiện một số điều của
Trường hợp chủ thầu gây ra trách nhiệm pháp lý, thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ thầu bồi thường cho bên thứ ba về thiệt hại thực tế phát sinh.
Bao gồm:
+ Bảo hiểm phạm vi Thiệt hại vật chất (công trình xây dựng): Bồi thường cho các chi phí thay thế và/hoặc sửa chữa và/hoặc khắc phục bất cứ phần nào của đối tượng được bảo hiểm và/hoặc bất kỳ phần nào của tài sản được bảo hiểm bị tổn thất, thiệt hại vật chất hay bị phá huỷ dưới bất kỳ hình thức nào và bởi bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong quy tắc bảo hiểm.
+ Trách nhiệm đối với bên thứ ba: Người bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm trả liên quan tới: Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba, Chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm và các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của Nhà bảo hiểm, Thương tật hay ốm đau bất ngờ cho bên thứ ba (dù chết hay không).
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động:
Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba- Đây là đề xuất mới tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung
Thứ nhất, Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
Thứ hai, Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản được xác định như sau:
Thứ ba, ối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Thứ tư, đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Hiện nay thì bộ Tài chính cho biết, việc sửa đổi Nghị định số 119/2015/NĐ-CP nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng căn cứ quy định tại
Dự thảo cũng bổ sung quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Theo đó, quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng tương tự số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động thi công trên công trường quy định tại Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu 100 triệu đồng, tương đương với 30 tháng lương tối thiểu bình quân theo vùng hiện nay, nhằm chi trả thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho bên thứ ba. Quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản trên cơ sở thực tế các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và thông lệ thị trường bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu này cơ bản bảo đảm chi trả những thiệt hại về tài sản đối với bên thứ ba.
Doanh nghiệp BH thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng công trình thuộc phạm vi trách nhiệm BH và thỏa thuận tại hợp đồng BH.
Đối với BHBT3, Bộ Tài chính đề xuất, số tiền BH tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
Còn số tiền BH tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản được xác định như sau: Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền BH tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn BH và không giới hạn số vụ tổn thất; đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền BH tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn BH và không giới hạn số vụ tổn thất”.
Hiện nay ta thấy có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật trước đây đều quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba (BHBT3) là bảo hiểm (BH) bắt buộc và giao Bộ Tài chính hướng dẫn quy tắc, điều khoản, biểu phí.
Tuy nhiên, BHBT3 theo quy định tại khoản 3 Điều 9
Từ thực tế trên, pháp luật cần bổ sung quy định pháp luật hướng dẫn về BHBT3 trong hoạt động đầu tư xây dựng; có hướng dẫn chi tiết về điều kiện BH, phí BH, số tiền BH tối thiểu để làm cơ sở pháp lý đồng bộ và tạo thuận lợi cho việc thực hiện BH bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.