Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện được quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng mua bán điện là một giao dịch dân sự mà khi các bên trong hợp đồng muốn thực hiện ký kết với nhau cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
1. Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau:
– Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà;
– Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ;
– Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);
– Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;
2. Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
3. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định nêu trên.
4. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.
Đối với những khách hàng là bên mua điện có sản lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng lớn, pháp luật quy định bên mua điện phải có trách nhiệm thực hiện biện pháp đảm bảo để thực hiện hợp đồng mua bán điện trước khi hợp đồng này có hiệu lực. Trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng sẽ thanh toán tiền điện đầy đủ và đúng hạn. Khi khách hàng chậm thanh toán tiền điện, thanh toán không đầy đủ, hoặc có thể không thanh toán, nếu khách hàng là đối tượng có lượng sử dụng điện năng càng cao thì rủi ro càng cao, thiệt hại xảy ra càng lớn. Vì vậy, nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua điện trong thời gian thực hiện hợp đồng mua bán, pháp luật quy định việc bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện theo Điều 12
1. Bên mua điện là khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.
3. Biện pháp, hình thức, hiệu lực bảo đảm, quyền và nghĩa vụ trong việc bảo đảm do các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện; khuyến khích thực hiện biện pháp bảo lãnh qua ngân hàng.
4. Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
>>> Luật sư
5. Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện không áp dụng đối với các hợp đồng mua bán điện đã có hiệu lực trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực, trừ các hợp đồng mua bán điện mà hai bên đã có thỏa thuận về bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Những biện pháp này chỉ áp dụng đối với những khách hàng sử dụng điện có sản lượng tiêu thụ bình quân trong tháng lớn, cụ thể trên 1.000.000 kWh/ tháng, không áp dụng với những khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện thấp hơn.