Quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân tổ chức ngày càng được biết đến phổ biến hơn, được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật. Pháp luật hiện hành có quy định nào để bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính?
Mục lục bài viết
1. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính:
Theo pháp luật hiện hành thì công dân có quyền được lên tiếng, trình bày ý kiến đối với các hoạt động tố tụng hành chính. Hiện nay, được quy định tại Điều 28 Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2019 Luật Tố tụng hành chính với các nội dung thể hiện sự bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không có sự phân biệt đều được trao quyền khiếu nại; cá nhân có thể giám sát và nếu phát hiện ra những sai phạm thì có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính;
Một khi nhận được đơn khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì bên có thẩm quyền không được từ chối giải quyết mà thay vào đó thực hiện việc tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.
Nội dung này đã được quy định rõ trong Điều 327 Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2019 Luật Tố tụng hành chính (Luật TTHC) thì:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
+ Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này;
– Về cách thức khiếu nại thì pháp luật trao quyền này cho người khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại; Hoạt động khiếu nại khi phát hiện bất kỳ sai phạm nào thì trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án đối tượng khiếu nại cũng được chấp thuận; Bên cạnh đó, cá nhân tổ chức cũng được rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại; Khi yêu cầu giải quyết vấn đề nhất định thì quá trìnhh giải quyết hoặc kết quả giải quyết thông qua văn bản thì người khiếu nại được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Để được tiếp nhận đơn khiếu nại tố cáo thì người khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có nghĩa vụ đó là: Thực hiện hoạt động khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; có trách nhiệm cung cấp các thông tin trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; Pháp luật trao quyền cho cá nhân nhưng nghiêm cấm tuyệt đối hành vi lạm dụng quyền này với mục đích xấu là cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án; Có trách nhiệm trong việc chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (Nội dung này được ghi nhận tại Điều 328 Luật TTHC);
– Cá nhân thực hiện quyền khiếu nại của mình sẽ chỉ được diễn ra trong thời hạn nhất định mà theo quy định thì thời hiệu khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại;
Về mặt hình thức của việc khiếu nại thì cần phải được thực hiện bằng đơn. Nội dung trong trong đơn khiếu nại phải thể hiện đầy đủ thông tin về ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng:
Căn cứ theo Điều 332 Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2019 Luật Tố tụng hành chính quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
– Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân thì sẽ được Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết; Còn trong trường hợp khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
– Liên quan đến hoạt động khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết; Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Có thể thấy, hành động khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 332 thì được Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
3. Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi hành chính:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
Thời hạn giải quyết khiếu nại là một trong các nội dung quan trọng cần phải đảm bảo thực hiện thì quyền lợi của đối tượng khởi kiện mới đảm bảo. Hiện nay, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Thời hạn này có thể kéo dài hơn nếu nhận thấy có các vụ việc có tính chất phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại;
Cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 334 Luật tố tụng hành chính. Khi đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp;
Cá nhân có đơn khiếu nại sau khi được giải quyết khiếu nại và được cấp quyết định giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 333 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Việc khiếu nại lần hai cũng cần tuân thủ quá trình làm đơn khiếu nại, và phải gửi kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo;
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:
+ Căn cứ Điều 37
Ngoài ra, thời hạn này còn phải xem xét đến địa điểm thực hiện cụ thể bởi vì ở các vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý;
+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì khi đưa ra quyết định giải quyết cần ghi nhận kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu và kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai. Sau đó, Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Đối với trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2019 Luật Tố tụng hành chính;
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 Luật khiếu nại.