Khi thực hiện một gói thầu thì để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì các nhà thầu thường thực hiện bảo đảm cho gói thầu của mình để ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu bảo đảm dự thầu là gì? Trường hợp áp dụng bảo đảm dự thầu?
Mục lục bài viết
1. Bảo đảm dự thầu là gì?
Theo quy định của
2. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong trường hợp nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì bảo đảm dự thầu sẽ áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Bảo đảm dự thầu sẽ áp dụng đối với các hình thức đấu thầu rộng rãi là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự để lựa chọn ra nhà thầu tốt nhất, có đủ các điều kiện về năng lực, về tài chính để thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm dự thầu cũng áp dụng đối với hình thức đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+ Bảo đảm dự thầu cũng áp dụng với gói thầu hỗn hợp là một trong các gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
+ Trường hợp bảo đảm dự thầu đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trường hợp này. Ngoài ra, trường hợp bảo đảm dự thầu cũng được áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai theo quy định của Luật đấu thầu.
+ Thông thường trong các trường hợp áp dụng bảo đảm dự thầu trong các hình thức đấu thầu thì thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày theo quy định của Luật đấu thầu.
+ Trong thực tế có nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến các nhà thẩu và nhà đầu tư không thể thực hiện được bảo đảm dự thầu theo thời gian thực hiện thì pháp luật cho phép các bên gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.
Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn theo quy định của pháp luật.
+ Trong các trường hợp mà các bên thực hiện liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm bảo đảm dự thầu này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
+ Thông thường thì các bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của
3. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp nào?
+Theo quy định của pháp luật thì số tiền để bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả khi nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp các nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu thì cũng không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định của luật đấu thầu.
+ Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật đầu thấu đối với các trường hợp bắt buộc phải thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu.
+ Trong quá trình thực hiện đấu thầu thì nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được
+Bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả khi nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Quy định về các mức tiền bảo lãnh trong quá trình đấu thầu:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật đấu thầu thì đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu tùy theo căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể mà sẽ có mức tiền bảo lãnh tương ứng trong quá trình đấu thầu.
Còn đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể phù hợp với mức tiền bảo lãnh trong quá trình đấu thầu theo quy định của pháp luật.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em hỏi: trong hình thức chào hàng cạnh tranh thì nhà thầu có thể để hình thức bảo đảm dự thầu là không áp dụng thì có đúng luật hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 quy định về Bảo đảm dự thầu như sau:
“2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:Phân tích
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.Phân tích
…
5. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.”
Như vậy, theo quy định trên, hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp thì nhà thầu phải thực hiện bảo đảm dự thầu. Nếu không thực hiện bảo đảm dự thầu là vi phạm quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật đấu thầu năm 2023.