Bảo đảm chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán. Trách nhiệm bồi thường của người vận chuyển khi hàng hóa không đạt chất lượng.
Bảo đảm chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán. Trách nhiệm bồi thường của người vận chuyển khi hàng hóa không đạt chất lượng.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính mong Luật sư tư vấn giúp Tôi. Tôi là người giao hàng đại diện và mua hàng của 1 công ty A giao qua 1 Công ty B. Và giữa 2 cty có biên bản xác nhận mua hàng có đóng dấu của Cty A, có thời gian bảo hành sản phẩm Cty A với Cty B. Nhưng nay, Cty B không đồng ý Sản phẩm Cty A đổi bảo hành do sản phẩm không đạt. Mà bắt buộc tôi phải đổi sản phẩm khác mà Cty A đã cung cấp (có nghĩa tôi phải mua hàng 1 cty C nào đó). Và toàn bộ chi phí mua hàng sản phảm Cty C tôi phải bỏ tiền mua toàn bộ để đổi ngang với sản phẩm Cty A, nếu tôi không theo ý Cty B đưa ra, thì Cty B sẽ nhờ pháp luật can thiệp. Xin Luật Sư tư vấn giúp Tôi, như vậy tôi xử lý như thế nào? Tôi chỉ là người mua đi và bán lại, nhưng thỏa thuận xác nhận đơn đặt hàng và đơn mua hàng là giữa 2 cty A&B đóng dấu. Kính mong Luật Sư tư vấn giúp, tôi có bị ảnh hưởng về pháp luật gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là người giao hàng đại diện, mua hàng của công ty A và giao cho công ty B, tuy nhiên biên bản xác nhận đơn hàng và cam kết bảo hành sản phẩm là giữa công ty A và công ty B. Do bạn không nói rõ bạn có vai trò gì giữa việc mua bán của công ty A và công ty B hay không? Hay bạn là người thứ ba và giao dịch giữa bạn và 2 công ty là giao dịch độc lập? Nên khi xảy ra tranh chấp về chất lượng sản phẩm, bạn cần căn cứ vào hợp đồng giữa các bên giao kết để giải quyết tranh chấp.
– Trường hợp bạn không có hợp đồng mua bán nào với 2 công ty mà bạn chỉ có hợp đồng vận chuyển tài sản, số tiền bạn dùng để mua hàng từ công ty A chỉ là tạm ứng thì bạn chỉ phải bồi thường thiệt hại khi hàng bị mất hoặc hư hỏng do lỗi của bạn trong quá trình vận chuyển theo quy định tại Điều 541 Bộ luật dân sự năm 2015:
"Điều 541. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.
……
3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."
– Trường hợp bạn có giao dịch độc lập với công ty A và công ty B, có ký hợp đồng mua hàng với công ty A và ký hợp đồng bán hàng với công ty B thì khi hàng hóa không đạt chất lượng, bạn cần căn cứ vào hợp đồng giữa các bên để xác định trách nhiệm của mình.
>>> Luật sư tư vấn bảo đảm chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán: 1900.6568
Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, chủ sở hữu của sản phẩm là công ty A đã chuyển quyền sở hữu của họ sang cho bạn như vậy bạn phải chịu trách nhiệm với chất lượng hàng hóa khi bạn bán lại cho công ty B, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định tại Điều 432 Bộ luật dân sự năm 2015, chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp tài sản phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Như vậy, bạn cần phải xác định vai trò của bạn trong quan hệ mua bán này để biết trách nhiệm của mình khi hàng hóa không đáp ứng chất lượng theo yêu cầu.