Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học. Quy định về điều kiện phòng y tế, nhân viên y tế trường học.
Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học. Quy định về điều kiện phòng y tế, nhân viên y tế trường học.
Y tế trường học là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ. Bởi vì học sinh chiếm tỷ lệ khá đông trong dân số cả nước, là mầm non tương lai của cả nước. Sức khỏe học sinh hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khỏe của dân tộc ta trong tương lai. Môi trường học tập là nơi tập trung đông trẻ em, tạm thời là cơ hội để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình và toàn xã hội, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị, ho gà,…
Vì vậy đảm bảo vệ sinh môi trường trường học, đảm bảo các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học là vấn đề cấp thiết được mọi người quan tâm. Nhà nước cũng có quy định về vấn đề này để thể hiện sự quan tâm của mình đến sức khỏe của thế hệ trẻ – tương lai của đất nước. Cụ thể được quy định trong Điều 8, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học:
“Điều 8. Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học
1. Phòng y tế trường học
a) Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;
c) Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Nhân viên y tế trường học
a) Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;
c) Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9,Điều 10 và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công.”
Trường học phải bố trí một phòng y tế riêng biệt, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuật tiên cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh. Phòng y tế phải được trang bị tối thiểu 1 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, có bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, và phải trang bị số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cứu và chăm sóc sức khỏe cho học sinh theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên, phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành y tế, ngành giáo dục tổ chức triển khai. Đồng thời nhân viên y tế trường học phải tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan cho lãnh đạo trường. Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học đẻ đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của học sinh. Đo chiều cao, cân nặng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh, hướng dẫn học sinh tự biết chăm sóc sức khỏe; phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm… Đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ về các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh. Thường xuyên kiểm tra giám các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng…