Một tập đoàn hoạt động cần phải có những số liệu rất cụ thể để ghi lại những số liệu về tài chính của họ để biết rõ về tình hình hoạt động của tập đoàn đó và thực hiện đúng quy định của pháp luật về báo cáo tài chính hợp nhất cần công khai và minh bạch tất cả các yếu tố tài chính.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định:
+ Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con;
+ Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con;
+ Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Đối tượng phải lập báo cáo cụ thể đó là:
+ Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác.
+ Tất cả các tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con phải lập, nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Luật kế toán.
Báo cáo tài chính hợp nhất tiếng anh là ” Consolidated financial report”
2. Yêu cầu với BCTC hợp nhất:
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Yêu cầu của Báo cáo tài chính hợp nhất Thông tư Số:
1. Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.
2. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.
Như vậy theo quy định này ta thấy việc hợp nhất báo cáo tài chính rất quan trọng và đã được pháp luật hướng dẫn rất cụ thể. Với mục đích để tổng hợp và trình bày tổng quát tình hình và kết quả hoạt động năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn.
Bên cạnh đó còn có thể cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai cho các đối tượng sử dụng thông tin của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất giúp nhà đầu tư, những đối tượng cần sử dụng thông tin tài chính của tập đoàn sẽ dễ dàng nhìn thấy tình hình tài chính tổng quát của cả tập đoàn để quyết định có nên đầu tư hay không đầu tư vào tập đoàn.
3. Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất:
Căn cứ theo quy định tại điều 6. Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất Thông tư Số: 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất quy định cụ thể như sau:
1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Như vậy ta thấy rằng người sử dụng báo cáo tài chính của công ty mẹ luôn quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thay đổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn. Báo báo tài chính hợp nhất cần đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho người sử dụng báo cáo tài chính của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất phải thể hiện được các thông tin về tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt.
Ngoài ra thì lập báo cáo không chỉ phải đúng theo thời gian đã quy định của pháp luật do chúng tôi đề cập như trên mà cò phải thực hiện công tác tổng hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình và kết quả hoạt động năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn. Lưu ý thực hiện đúng thời hạn công khai trong thời hạn 120 ngày như quy định trên chúng tôi đã đưa ra.
4. Những điểm khác biệt chính giữa báo cáo tài chính và báo cáo riêng lẻ:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở một số chỉ số mà chỉ có ở báo cáo tài chính hợp nhất như lợi thế thương mại ở phần tài sản hay lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn. Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con. Để hiểu thêm về sự khác biệt trên, hãy cùng theo dõi bảng ở dưới đây.
Tài sản | Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền |
A. TS ngắn hạn | A. Nợ phải trả | ||
B. TS dài hạn– Đầu tư vào công ty con | B. Vốn chủ sở hữu | ||
Tổng Tài sản | Tổng nguồn vốn |
Bảng cân đối kế toán hợp nhất:
Tài sản | Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền |
A. TS ngắn hạn | A. Nợ phải trả | ||
B. TS dài hạn– Đầu tư vào công ty con (1) V. Lợi thế thương mại(3) | B. Vốn chủ sở hữu | ||
C. Lợi ích của cổ đông thiểu số(2) | |||
Tổng Tài sản | Tổng nguồn vốn |
+ Nếu tất cả các công ty con đều được hợp nhất thì chỉ tiêu “đầu tư vào công ty con” không còn số tiền trên BCTC hợp nhất.
+ Nếu các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ < 100% vốn thì trên báo cáo tài chính hợp nhất chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số” trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có một số tiền nhất định.
+ Nếu giá phí hợp nhất lớn hơn so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả được xác định tại ngày mua, thì chỉ tiêu ‘lợi thế thương mại” trên bảng cân đối kế toán hợp nhất có một số tiền nhất định.
Sự khác biệt về con số vốn chủ sở hữu, trong khi chủ sở hữu (cổ đông của công ty mẹ) không bỏ thêm vốn, cũng không hề rút bớt vốn. Do khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện sở hữu ở công ty con tại ngày hợp nhất (Phương pháp vốn chủ sở hữu).