Trong đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để cân nhắc mức độ và hiệu quả khả thi của việc đầu tư xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì?
Căn cứ tại Điều 52 Luật đầu tư xây dựng năm 2014 thì báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng được hiểu là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được chọn để từ đó làm cơ sở xem xét và quyết định đầu tư xây dựng
Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trừ trường hợp công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định hoặc khi xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng:
Thứ nhất: Thiết kế cơ sở
Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện những nội dung sau:
+ Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
+ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
+ Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
+ Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
+ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng.
Thứ 2: Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
+ Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng:
+ Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, tiêu thụ sản phẩm, hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, tái định cư (nếu có), phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư đồng thời đánh giá môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan, phòng, chống cháy, nổ, an toàn trong xây dựng và các nội dung cần thiết khác;
+ Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
+ Những nội dung khác có liên quan
3. Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả khi đầu tư xây dựng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP
– Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, bao gồm:
+ Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư
+ Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu)
+ Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của các loại quy hoạch
+ Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở.
+ Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu)
+ Các
+ Văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (nếu có)
+ Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có)
+ Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có);
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;
+ Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần)
Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến
Trường hợp hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý, không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền và không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ thẩm định
Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc bổ sung thì người yêu cầu thẩm định phải tiến hành bổ sung hồ sơ
Bước 3: Tiến hành thẩm định
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của
– Bảo đảm thời gian theo quy định tại khoản Điều 59 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
– Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và phải thông báo đến người đề nghị thẩm quyền
Bước 4: Gửi kết quả thẩm định
Kết quả thẩm định phải có đánh giá, kết luận về mức đáp ứng yêu cầu đối với từng nội dung thẩm định, các yêu cầu đối với người đề nghị thẩm định, người quyết định đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP
Kết quả thẩm định được gửi cho người đề nghị thẩm định và đồng thời gửi cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để biết và quản lý
Mẫu văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP
4. Tờ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng:
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng thi phải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dụng để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/quyết định đầu tư (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP). Dưới đây là mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng:
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. | ………….., ngày … tháng … năm … |
TỜ TRÌNH
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Kính gửi: (Cơ quan chuyên môn về xây dựng).
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số /2021/NĐ-CP ngày tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan ……………………………………………………….
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Loại, nhóm dự án:
3. Loại và cấp công trình chính; thời hạn sử dụng của công trình chính theo thiết kế.
4. Người quyết định đầu tư:
5. Chủ đầu tư (nếu có) hoặc tên đại diện tổ chức và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,…):
6. Địa điểm xây dựng:
7. Giá trị tổng mức đầu tư:
8. Nguồn vốn đầu tư: ………. (xác định và ghi rõ: vốn đầu tư công/vốn nhà nước ngoài đầu tư công/vốn khác/thực hiện theo phương thức PPP)
9. Thời gian thực hiện:
10. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
11. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
12. Nhà thầu khảo sát xây dựng:
13. Các thông tin khác (nếu có):
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO
1. Văn bản pháp lý: liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư:
– Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;
– Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư; Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu được lựa chọn áp dụng).
– Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
– Mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có);
– Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;
– Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chuyên môn về xây dựng) thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung nêu trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu:… | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đầu tư xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung 2020
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng